Giữa lúc chiến sự Ukraine vẫn căng thẳng, Anh bí mật chuyển giao hệ thống phòng không Gravehawk, ngụy trang bên trong container vận chuyển. Vũ khí độc đáo này được kỳ vọng giúp Ukraine tăng cường phòng thủ trước các cuộc tấn công từ Nga.
Liên minh châu Âu (EU) đang thúc giục các quốc gia thành viên tăng cường nguồn cung cấp vũ khí quan trọng cho Ukraine trong năm nay, bao gồm hệ thống phòng không, tên lửa và ít nhất 1,5 triệu quả đạn pháo.
Vừa qua, Nga và Ukraine đã không kích trả đũa lẫn nhau khi liên tục phóng hàng loạt tên lửa, thiết bị bay không người lại (UAV) tấn công vào nhiều khu vực, trong đó có các cơ sở năng lượng của nhau, gây ra thương vong và nhiều vụ nổ, hỏa hoạn.
Theo tờ Kyiv Post, rạng sáng ngày 16/2 (theo giờ địa phương), quân đội Nga đã phóng hàng loạt tên lửa và thiết bị bay không người lái (UAV) vào Ukraine gây ra tình trạng hỏa hoạn và hư hại hệ thống phát điện.
Theo thông tin từ defence-eu, quân đội Syria vừa ngăn chặn một đoàn xe quân sự Nga chở tên lửa đang trên đường tới cảng Tartus, buộc ít nhất 24 xe quân sự Nga phải quay đầu.
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, ngày 13/2, quân đội Israel cho biết họ đã tiến hành không kích vào Dải Gaza đáp trả đũa động thái mà Tel Aviv cho là vụ phóng tên lửa từ vùng lãnh thổ ven Địa Trung Hải này.
Theo cảnh báo từ chỉ huy phụ trách phòng thủ lục địa của Lầu Năm Góc, Triều Tiên có thể sắp bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có khả năng tấn công Mỹ.
Ấn Độ dự kiến sẽ xuất khẩu hệ thống tên lửa tầm ngắn Akash sang Philippines trong năm nay, với giá trị hợp đồng hơn 200 triệu USD, theo các nguồn tin của Reuters.
Tên lửa BrahMos do Ấn Độ sản xuất đang “lọt vào mắt xanh” của nhiều quốc gia Đông Nam Á.
Rạng sáng 12/2, theo giờ địa phương, thủ đô Kiev của Ukraine đã bị rung chuyển bởi một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo quy mô lớn do các lực lượng của Liên bang Nga phát động, làm ít nhất một người thiệt mạng.
Hệ thống S-300V1 với các tên lửa đánh chặn cỡ lớn là một trong số ít hệ thống phòng không có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo mà Ukraine sở hữu trong cuộc chiến với Liên bang Nga.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz một lần nữa khẳng định lập trường phản đối việc cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine, trong cuộc tranh luận trực tiếp với đối thủ Friedrich Merz trước thềm tổng tuyển cử ngày 23/2.
Sáng 10/2, tại tỉnh Hải Dương, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã đến thăm, làm việc tại Lữ đoàn tên lửa 490 (Binh chủng Pháo binh).
Trong bối cảnh xung đột tại Ukraine, lực lượng vũ trang Đức và đồng minh châu Âu nhận thấy một lỗ hổng nghiêm trọng trong khả năng triển khai vũ khí tấn công chính xác tầm xa.
Iran sẽ sớm công bố tên lửa hành trình siêu vượt âm do nước này tự phát triển, đạt tầm bắn 2.000 km.
Nhiều thiết bị bay không người lái (UAV) đã xuất hiện liên tục trên căn cứ huấn luyện phòng thủ tên lửa Patriot dành cho binh sĩ Ukraine.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 7/2 thông báo phê duyệt việc bán bom, tên lửa và thiết bị liên quan trị giá hơn 7,4 tỷ USD cho Israel, nước đã sử dụng vũ khí sản xuất tại Mỹ trong cuộc xung đột với phong trào Hồi giáo Hamas ở dải Gaza thời gian qua.
Với việc đạt bước đột phá lớn về hiệu quả của vũ khí dẫn đường chính xác, quân đội Liên bang Nga có thể cải thiện khả năng phòng thủ trước tên lửa ATACMS, Storm Shadow mà phương Tây cung cấp cho Ukraine.
Thay vì tiêu diệt mục tiêu ở Ukraine, quả tên lửa siêu vượt âm chống hạm Kh-22 do máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 của Moskva (Moscow) phóng đi lại rơi trên lãnh thổ Liên bang Nga.