Ba lý do EU sẽ không dứt bỏ dầu mỏ của Nga

Lệnh cấm vận dầu mỏ Nga của Liên minh châu Âu (EU) sẽ có hiệu lực vào tháng 12, nhưng những dấu hiệu gần đây cho thấy các thành viên của khối này chưa chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống trên. 

Chú thích ảnh
 Một tàu chở dầu mang tên Moscow University neo đậu tại cảng Kozmino, Nga. Ảnh: Reuters

Nhật báo Kommersant cho biết hoạt động nhập khẩu dầu diesel từ Nga đang trên đà tăng và có thông tin cho rằng mặt hàng này đang được “vận chuyển ngầm” đến Nam Âu. Tình trạng trên diễn ra trong bối cảnh dòng chảy của đường ống Druzhba qua Ukraine bị gián đoạn, buộc Hungary, Séc và Slovakia phải triển khai các biện pháp khẩn cấp. 

Các nhà quan sát cho rằng có ba nguyên nhân để EU không thể dứt bỏ nhập khẩu dầu của Nga. Lý do thứ nhất, Nga đã xuất khẩu dầu cho EU hơn 100 năm nay. Nước này có đầy đủ cơ sở hạ tầng cần thiết ở bến cảng, các đường ống dẫn dầu công suất lớn, cũng như mối quan hệ làm ăn lâu năm với các công ty châu Âu. 

Về mặt địa lý, Nga là nhà cung cấp dầu gần nhất của châu Âu và chỉ Bắc Phi và Trung Đông mới có thể cạnh tranh với Nga trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, Libya và Algeria rõ ràng xếp  sau Nga về khối lượng xuất khẩu, trong khi các nước Trung Đông lại thiên về xu hướng xuất khẩu dầu sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương hơn, do thị trường đó có nhu cầu ổn định và không cần đi qua kênh đào Suez.

Thứ hai, các cơ sở lọc dầu của châu Âu thường được xây dựng trên nền tảng phù hợp với dầu của Nga. Việc thay thế hỗn hợp dầu khác sẽ đòi hỏi nhiều biện pháp sửa đổi tốn kém. 

Phó giáo sư Valery Andrianov tại Đại học Tài chính Nga nhận định các nhà máy lọc dầu nằm sâu trong lục địa châu Âu phụ thuộc vào một đường ống dẫn nhất định sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các cơ sở lọc dầu tại những quốc gia sở hữu hệ thống giao thông đường biển phát triển và công nghệ cao có thể tái tập trung vào các hỗn hợp dầu khác. Đáng chú, dầu của Iran và Venezuela là phương án thay thế tốt nhất cho dầu thô của Nga, nhưng phương Tây lại đang tiến hành cuộc chiến trừng phạt nhằm vào hai quốc gia trên. 

Những cơ sở lọc dầu khác sẽ phải tái cơ cấu hoạt động kinh doanh. Dmitry Aleksandrov, nhà phân tích tại IVA Partners, nhận xét quá trình này sẽ rất tốn kém, do không chỉ phải thay thế hàng loạt thiết bị và sắp xếp lại dây chuyền sản xuất mà còn phải tạm dừng hoạt động trong thời gian dài.  

Thứ ba, châu Âu đã áp đặt hàng loạt gói trừng phạt Moskva vì các lý do chính trị, nhưng việc Nga vẫn là láng giềng gần gặn nhất của họ thì không biện pháp cấm vận nào có thể thay đổi. Nhu cầu hợp tác kinh tế sẽ chứng minh sức mạnh thực tế, trong khi bất đồng chính trị sẽ mờ nhạt dần theo thời gian.  

Trước đó, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết nước này có thể chuyển hướng xuất khẩu năng lượng từ các khách hàng châu Âu đến các nước như Trung Quốc và Ấn Độ nhằm bù đắp những thiệt hại về doanh số bán dầu cho châu Âu. Tuy nhiên, ông Novak cũng cho biết thêm rằng cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga - hầu hết hướng đến việc cung cấp cho các nước láng giềng phía Tây - sẽ cần được phát triển để đảm bảo các đường ống và tuyến cung ứng có thể đến các thị trường mới.

Theo trang oilprice.com, các chủ tàu chở dầu châu Âu, đặc biệt là các nhà vận hành tàu tư nhân của Hy Lạp, đang dồn dập vận chuyển dầu của Nga trong những tháng trước khi lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga bằng đường biển của EU có hiệu lực vào cuối năm nay.

Hoàng Trang/Báo Tin tức (Theo TASS)
Nga, Myanmar đàm phán về thương vụ vũ khí mới 
Nga, Myanmar đàm phán về thương vụ vũ khí mới 

Các quan chức Nga và Myanmar đã thảo luận về hợp đồng cung cấp vũ khí mới, trong đó có xe bọc thép, cho quốc gia châu Á này nhân chuyến thăm Moskva của Thống tướng Min Aung Hlaing hồi tháng 7.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN