Thêm 22 sản phẩm được công nhận OCOP Vĩnh Phúc

Theo Quyết định số 385 ngày 17/2/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), năm 2020, tỉnh Vĩnh Phúc có 22 sản phẩm được phân hạng và cấp Giấy chứng nhận, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận OCOP Vĩnh Phúc.

Chú thích ảnh
Trưng bày các sản phẩm OCOP. Ảnh minh họa: Phương Anh/TTXVN

Trong 22 sản phẩm, có 5 sản phẩm đạt 4 sao là các loại bột sữa gạo lứt sinh thái và mật ong gừng sả lần lượt của 2 chủ thể là Công ty cổ phần thực phẩm Điện Biên (thành phố Phúc Yên) và Công ty cổ phần Ong Tam Đảo (huyện Bình Xuyên).

Theo đó , có 17 sản phẩm đạt 3 sao của 9 chủ thể bao gồm: rượu nếp chất, rượu táo mèo Horse style, rượu chuối hột của hộ kinh doanh Nguyễn Văn Thắng (thành phố Phúc Yên); thanh long ruột đỏ của Hợp tác xã sản xuất thương mại và dịch vụ Nông lâm thủy sản Lộc Thúy Quỳnh (huyện Sông Lô); xúc xích và thịt lợn thảo quế của Hợp tác xã Chăn nuôi Bình Minh (huyện Lập Thạch); dưa chuột sạch của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp kinh doanh hàng nông sản An Hòa, rượu cỏ đĩ của hộ kinh doanh Phạm Thị Hải Yến (huyện Tam Dương); nấm sò và đông trùng hạ thảo của Hợp tác xã  Nấm Tam Đảo, các loại sữa chua của Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Tam Đảo (huyện Tam Đảo); nấm yến Phùng Gia của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn  nấm Phùng Gia, gạo ngon Phú Xuân của Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Nhân Lý (huyện Bình Xuyên).

Kết quả công nhận các sản phẩm trên có giá trị trong thời hạn 3 năm kể từ ngày ký quyết định công nhận.

Theo Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh, năm 2020, toàn tỉnh có 23 hồ sơ của 13 chủ thể tham gia dự thi đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình OCOP cấp tỉnh. Các sản phẩm thuộc các nhóm: đồ uống có cồn, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến, thực phẩm thô sơ và gia vị.

Vĩnh Phúc giao cho ngành chức năng công bố công khai sản phẩm và tham mưu tổ chức việc trao Giấy chứng nhận cho các sản phẩm được công nhận xếp hạng OCOP; hướng dẫn UBND các huyện, thành phố và các chủ thể thực hiện việc sử dụng và in logo, thứ hạng sao lên sản phẩm được công nhận theo quy định; phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc kiểm tra định kỳ sản phẩm hàng năm; đề xuất xử lý nếu các chủ thể vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu logo OCOP và các quy định khác của pháp luật.

Đặc biệt, sản phẩm OCOP của Vĩnh Phúc đang thúc đẩy tích cực phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở, làng nghề, từng bước tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân khu vực nông thôn.

Năm 2021, Vĩnh Phúc đề ra mục tiêu có thêm 15 - 20 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, hình thành điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các trung tâm thương mại, khu du lịch, khu đô thị trên địa bàn tỉnh, các cấp, ngành, địa phương cần xem OCOP là giải pháp quan trọng để phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị có lợi thế của địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần bổ trợ cho lộ trình xây dựng nông thôn mới bền vững....

Trước đó, cuối năm 2020 Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định, phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019. Theo đó, năm 2019, tỉnh Vĩnh Phúc có 18 sản phẩm được phê duyệt kết quả đánh giá và phân hạng chất lượng; trong đó, có 8 sản phẩm của 2 chủ thể đạt hạng 4 sao và 10 sản phẩm của 6 chủ thể đạt hạng 3 sao...

Nguyễn Trọng Lịch (TTXVN)
Tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm OCOP Yên Bái
Tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm OCOP Yên Bái

Sau một thời gian triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả rất đáng ghi nhận từ chương trình, qua đó đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN