Phạt đến 20 triệu đồng nếu không cho lao động nữ nghỉ 30 phút ngày 'đèn đỏ'

Theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội (BHXH), người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người sử dụng lao động (SDLĐ) sẽ bị phạt đến 20 triệu đồng nếu không cho lao động nữ nghỉ 30 phút ngày 'đèn đỏ'.

Chú thích ảnh
Một số lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nữ.

Trong đó, liên quan đến vi phạm về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới, tại điểm d khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng với người sử dụng lao động: “Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác”.

Trong khi đó, theo điểm b khoản 1 Điều 27 Nghị định 28/2020 trước đây, mức phạt với hành vi này chỉ từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP còn quy định về mức phạt với một số hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực lao động như sau: Phạt tiền từ 50 - 75 triệu đồng với người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, hoặc dùng vũ lực đối với người lao động là người giúp việc gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Nghị định 12/2022 có hiệu lực kể từ ngày 17/1/2022.

XM/Báo Tin tức
Phấn đấu giảm một nửa số hộ nghèo giai đoạn 2021-2025
Phấn đấu giảm một nửa số hộ nghèo giai đoạn 2021-2025

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Chương trình). Điểm đáng chú ý giai đoạn này là nâng chuẩn nghèo thu nhập và bổ sung tiêu chí việc làm từ năm 2022. Dự kiến số hộ nghèo và cận nghèo mới sẽ gần xấp xỉ với số hộ nghèo và hộ cận nghèo đầu giai đoạn 2016-2020, gấp 2,5 lần so với cuối năm 2021 theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020. Phóng viên báo Tin tức đã có cuộc trao đổi với ông Tô Đức, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (Bộ LĐTBXH) xung quanh chủ đề này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN