Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Yên đang tích cực triển khai đề án nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế.
Ngày 30/7, Tỉnh ủy Ninh Thuận và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Bà Lê Thị Kim Dung, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Nam cho biết: Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác đã thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội làm tốt các công việc nhận ủy thác như: Công tác tuyên truyền, vận động; công tác kiểm tra, giám sát; công tác đào tạo, tập huấn; quản lý nguồn vốn vay, nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý các trường hợp nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan...
Bám sát mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La đã triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi, giúp hộ nghèo, đối tượng chính sách có điều kiện phát triển kinh tế, từng bước vươn lên xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi của tỉnh trong năm 2024, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, vốn đối ứng từ ngân sách địa phương theo quy định, vốn lồng ghép các chương trình, dự án khác…, tỉnh Ninh Thuận tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm làm thay đổi cơ bản, toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sáng 29/2, tại Gia Lai, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Tây nguyên; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên đồng chỉ trì Hội nghị phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng địa bàn Tây Nguyên.
Công tác xóa mù chữ được các cấp, ngành Đắk Lắk quan tâm, triển khai thực hiện. Số người được huy động tham gia học lớp xóa mù chữ ngày càng tăng.
Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, niên vụ cà phê 2023 - 2024, các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh cam kết đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, người dân sản xuất, kinh doanh cà phê. Trước mắt, dự kiến nguồn vốn cho vay khoảng 7.500 tỷ đồng. Sau khi được hội sở chính phân bổ thêm nguồn vốn hoạt động, các chi nhánh ngân hàng thương mại tiếp tục cân đối để ưu tiên cho vay đối với lĩnh vực cà phê.
Ngày 28/6, Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ Tuyên dương, khen thưởng các gia đình dân tộc thiểu số đã tham gia tích cực vào phong trào học tập cộng đồng, giữ gìn an ninh trật tự, sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau phát triển kinh tế.
Sáng 7/6, trong phần trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về lĩnh vực dân tộc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã giải thích nhiều nội dung liên quan đến vấn đề nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số, công tác đào tạo, giáo dục và tuyên truyền. Bộ trưởng nhấn mạnh: "Phải có kiến thức, đồng bào mới đồng lòng".
Chiều 30/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh đã ký kết Chương trình phối hợp về công tác tuyên truyền, thực hiện các chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đến làng Chăm thôn An Nhơn, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải (tỉnh Ninh Thuận), nét đẹp về một vùng nông thôn mới kiểu mẫu, đặc biệt là hình ảnh về công viên trung tâm của thôn - một trong những biểu tượng sinh động của tập thể đảng viên trong chi bộ và tổ đảng viên sinh hoạt nơi cư trú trên tinh thần xung kích, tự nguyện và sự ủng hộ, chung tay của người dân.
Sau 20 năm triển khai Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác (Nghị định 78), nguồn vốn cho vay tín dụng chính sách đã đến với các người dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre, nhất là người dân tại các xã đặc biệt khó khăn, tạo đòn bẩy vươn lên trong cuộc sống.
Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ (chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030) nhằm hỗ trợ thúc đẩy đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau thông tin, đến hết ngày 11/8, trên 6.400 lượt người lao động trong tỉnh được hỗ trợ tiền thuê nhà với nguồn kinh phí đã giải ngân ban đầu gần 4 tỷ đồng.
Tỉnh Tuyên Quang đã huy động các nguồn vốn đầu tư hạ tầng cho vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa nhằm tạo điều kiện để người dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư đã đem lại cho các xã, khu vực vùng khó nhiều đổi thay.
Trong những năm qua, nhiều hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã thoát nghèo bền vững và ngày càng có sự thay đổi rõ rệt.
Chiều 21/4, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị ký kết Chương trình hợp tác giữa hai cơ quan giai đoạn 2021-2025.
Tỉnh Quảng Nam đang tiếp tục thực hiện quy hoạch, sắp xếp lại các điểm dân cư, vùng phân bố dân cư thưa thớt, thiếu đất sản xuất, nước sinh hoạt và nguy cơ sạt lở núi về các khu tái định cư ổn định lâu dài.
Là tỉnh vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn của cả nước nhưng Lào Cai đã đạt nhiều kết quả quan trọng trong giáo dục và đào tạo học sinh vùng dân tộc thiểu số.