Chiều 17/7, Bệnh viện Từ Dũ (TP Hồ Chí Minh) thông tin trường hợp thai nhi mắc dị tật tim bẩm sinh nặng, đã được can thiệp tim bào thai thành công, vừa chào đời khỏe mạnh.
Ngày 11/6, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết: Một sản phụ bị tiền sản giật nặng với biến chứng xuất huyết não, nguy cơ tử vong cao cả mẹ lẫn con đã được cứu sống nhờ sự phối hợp giữa Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và Bệnh viện Nhi Đồng thành phố Cần Thơ.
Ngày 6/6, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và việc thành lập Trung tâm hồi sức tích cực điều trị các ca bệnh COVID-19 nặng của Bệnh viện.
Trung tâm hồi sức tích cực với quy mô 101 giường đặt tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bắc Giang đã hoàn thiện, sớm hơn dự kiến.
Chiều 3/6, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, các bác sĩ đã can thiệp cấp cứu lấy huyết khối xoang tĩnh mạch não cho nam bệnh nhân L.S.T. (36 tuổi), tránh cho bệnh nhân các di chứng nặng nề.
Tính đến sáng 3/6, cơ sở hạ tầng, thiết bị đã được tập kết tại Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) - Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bắc Giang để chuẩn bị đưa vào hoạt động. Dự kiến, lực lượng nhân sự tại đây sẽ chia làm 5 ca luân phiên trong ngày, riêng bác sĩ sẽ làm 12 giờ mỗi ca.
Một cú nhấp chuột, xác định ngay được đối tượng cần tìm - đây là hiệu quả thấy rõ của hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý mẫu xét nghiệm tại Bắc Giang. “Vũ khí” mới để chống đại dịch COVID-19 này do nhóm chuyên gia Bộ Y tế xây dựng đã góp phần giúp tỉnh Bắc Giang giải quyết được bài toán quá tải mẫu, thiếu thông tin về mẫu và chậm trả kết quả xét nghiệm trong giai đoạn đầu của đợt dịch.
Ngày 3/6, thông tin từ Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết: Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đã sẵn sàng hoạt động theo mô hình “tách đôi” (split hospital) để vừa tiếp nhận điều trị bệnh nhân mắc lao, vừa tiếp nhận điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa cứu sống một bệnh nhân bị vỡ gan phức tạp bằng phương pháp nút mạch hiện đại trong 30 phút, thay vì phẫu thuật hở nhiều rủi ro như trước đây.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ Y tế, ngày 31/5, Đại học Y Dược Thái Bình tổ chức lễ xuất quân đoàn cán bộ, giảng viên và sinh viên tình nguyện tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Bắc Giang.
Theo thông tin từ Tiểu ban Điều trị (Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19), trong ngày 31/5 đã có thêm một tin vui về hai bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch một cách thần kỳ.
Thông tin của Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) chiều 31/5 cho biết, tính đến ngày hôm nay, có 2.743 cán bộ, giảng viên, sinh viên tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 tại hai điểm “nóng” là tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.
5 giờ đồng hồ sau khi chào đời, bé Trần Thị B (Vinh, Nghệ An) được cấp tốc chuyển đến Trung tâm Tim mạch trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương do mắc bệnh lý tim mạch đặc biệt phức tạp.
Sáng 27/5, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế đã kêu gọi lãnh đạo 125 trường đại học và cao đẳng y, dược trên toàn quốc hỗ trợ nhân lực cho công tác phòng, chống dịch tại Bắc Giang và Bắc Ninh.
Trong khoảng một năm nay, kể từ khi xuất hiện dịch COVID-19, những y bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) luôn trong tâm thế sẵn sàng đến với những địa phương trở thành “tâm dịch” COVID-19 với một quyết tâm cao, nhất là khi nào hết dịch mới trở về.
Không chỉ hỗ trợ tiền và rất nhiều vật tư, thiết bị y tế chống dịch COVID-19, Đảng, Nhà nước Việt Nam còn nhanh chóng cử các “chiến sĩ” áo trắng của Việt Nam sang hỗ trợ đất nước Lào anh em.
Trước tâm lý chủ quan của một số phòng khám trên địa bàn đã để bệnh nhân có triệu chứng bệnh hô hấp tự chuyển sang bệnh viện khác và sau đó được phát hiện nghi mắc COVID-19, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản khẩn gửi các cơ sở y tế về việc tăng cường sàng lọc và phát hiện người có yếu tố nguy cơ.
Sau khi được viện Viện Pasteur thẩm định năng lực xét nghiệm, Đồng Tháp đã chính thức vận hành hai máy xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp Realtime PCR. Hiện tại, với phương pháp tách chiết thủ công, công suất tối đa của 2 máy đạt khoảng 450 - 500 mẫu/ngày.
Lần đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ triển khai mô hình quản lý người chăm sóc bệnh nhân (hay còn gọi là người nuôi bệnh) bằng dấu vân tay nhằm phòng, chống dịch COVID-19.
Thông tin từ huyện Thạch Thất (Hà Nội), cơ quan chức năng đã phong tỏa tạm thời Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Đa khoa Thạch Thất do có liên quan đến ca dương tính mới phát hiện sáng 21/5.
Ngày 20/5, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đơn vị vừa thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc và làm thủ tục ra viện cho bệnh nhi H.C.N, 5 tuổi, trú tại thị trấn Krong Klang, huyện Đakrong, tỉnh Quảng Trị, bị mắc bệnh u nguyên bào thần kinh.