Đó là chủ đề hội thảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 30/10, tại Cần Thơ. Hội thảo nhằm thảo luận, chia sẻ khó khăn khi thực hiện các văn bản pháp luật về lĩnh vực giáo dục mầm non trong thực tiễn, trên cơ sở đó tham vấn giải pháp tháo gỡ, đề xuất sửa đổi hoặc bổ sung các điều khoản luật.
Ngày 5/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo triển khai chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ mầm non.
Theo đại diện Nhà văn hóa Sinh viên TP Hồ Chí Minh, năm nay đơn vị phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp tổ chức 7 hoạt động trọng tâm để chào đón tân sinh viên về nhập học và cung cấp những kiến thức cơ bản về môi trường đại học, cách học tập, kết nối thêm nhiều bạn mới cho các tân sinh viên.
Năm học 2022 - 2023, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) dự kiến sẽ thực hiện thí điểm 5 trường học công lập tự chủ 100% đối với khối lớp học đầu vào năm học mới. Các trường dự kiến sẽ tự chủ gồm: Trường Tiểu học Quang Trung, Trường Trung học Cơ sở Trọng Điểm và 3 Trường Mầm non Hạ Long, Hoa Hồng, Hoa Lan.
Ngày 30/8, Vụ Giáo dục Thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo Góp ý dự thảo Bộ tiêu chí đánh giá kết quả xây dựng xã hội học tập của các địa phương giai đoạn 2021 - 2030.
Ngày 14/8, Trường Đại học Hà Nội và Phòng Giáo dục và Đào tạo, thành phố Hải Dương phối hợp tổ chức Tọa đàm "Nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh chương trình giáo dục phổ thông".
Sáng 29/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức dạy văn hóa trong các trường nghề, trường nghệ thuật; đưa giáo dục nghề nghiệp vào trường phổ thông.
Từ năm học 2022 -2023, học phí của các cơ sở giáo dục đại học sẽ được điều chỉnh theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (gọi tắt là Nghị định 81).
Trước bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ vào tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đòi hỏi mỗi người phải nâng cao trình độ về mọi mặt, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, cần thiết phải phát động phong trào thi đua mang tầm cỡ quốc gia về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Những ngày gần đây, mạng xã hội cũng như báo chí xôn xao chia sẻ về những đề tài luận án tiến sĩ mà nếu chỉ đọc tên sẽ không thấy được hàm lượng khoa học hay ý nghĩa về mặt thực tiễn. Từ đây, dư luận đặt ra rất nhiều câu hỏi về chất lượng chuyên môn của các luận án tiến sĩ.
Những ngày gần đây, thông tin một số phụ huynh phản ánh liên quan đến việc giáo viên một số trường Trung học Cơ sở “ép” hoặc vận động phụ huynh có con học lớp 9 nhưng có học lực yếu kém không nên thi vào lớp 10 các trường Trung học Phổ thông công lập, đã làm dấy lên những phản ứng trái chiều trong xã hội.
Ngày 11/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương về việc tiếp tục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Việc học sinh hạn chế tiếp xúc, giao tiếp và hạn chế ra đường trong thời gian dài đã khiến nhiều học sinh và giáo viên rơi vào tình trạng trầm cảm, khủng hoảng tâm lý, để lại hậu quả nghiêm trọng.
Tối 28/2, trao đổi về sự việc Trường Trung học Cơ sở thị trấn Văn Điển (Thanh Trì, Hà Nội) trừ điểm thi đua của một số giáo viên mắc COVID-19 không thể đến trường dạy học trực tiếp, ông Trịnh Xuân Hiếu, Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng: Làm công tác thi đua mà không linh hoạt điều chỉnh theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể là cứng nhắc, máy móc.
Tiếp tục Phiên giải trình về tình hình tổ chức triển khai dạy học trong bối cảnh COVID-19 chiều 25/2, các đại biểu đề nghị tập trung làm rõ kế hoạch đảm bảo chất lượng giáo dục cũng như sự an toàn khi trẻ quay lại trường học; việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi; thời điểm kết thúc năm học 2021-2022; xử lý khi phát hiện ca F0 trong trường học…
Việc thay đổi cách tiếp cận và mô hình bồi dưỡng giáo viên mới đã góp phần nâng cao năng lực nhà giáo, đáp ứng nhu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Tại phiên thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học trực tuyến; việc thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông...
Chiều 1/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cùng Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chủ trì cuộc họp trao đổi một số nội dung liên quan đến việc tăng cường triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ về đảm bảo các điều kiện an toàn sức khỏe học sinh, an toàn học đường khi trường học mở cửa trở lại.
Việc đánh giá học sinh là sự kết hợp giữa kiểm tra, đánh giá thường xuyên và kiểm tra, đánh giá định kỳ học sinh. Trong đó, giáo viên cần quan tâm việc đánh giá thường xuyên, vì sự tiến bộ và giúp học sinh phát huy khả năng, năng lực của mình. Cả người dạy, người học và phụ huynh không nên quá áp lực về kết quả bài thi kiểm tra, đánh giá định kỳ của học sinh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 25/2021/TT- BGDĐT hướng dẫn triển khai đào tạo trình độ tiến sĩ, trình độ thạc sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 18 tháng 1 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030 (Đề án 89).
Chiều 9/9, Diễn đàn giáo dục Việt Nam lần thứ hai đã được tổ chức trực tuyến với chủ đề "Giáo dục đại học thích ứng với khủng hoảng".