Nếu như vào thời điểm tháng 7/2019 thành phố có 17 bệnh viện tham gia điều trị đột quỵ ở nhiều mức độ khác nhau thì đến nay, số bệnh viện điều trị đột quỵ đã tăng lên 26 bệnh viện.
Dưới đây là danh sách các bệnh viện trên địa bàn thành phố trong mạng lưới điều trị đột quỵ với năng lực thực hiện các kỹ thuật điều trị đột quỵ tương ứng:
Bên cạnh đó, mạng lưới 34 trạm cấp cứu vệ tinh trên địa bàn thành phố bao phủ khắp địa bàn quận, huyện luôn sẵn sàng ứng cứu và vận chuyển người bệnh bị đột quỵ đến các bệnh viện có năng lực điều trị đột quỵ phù hợp.
Lãnh đạo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đánh giá, việc tăng số lượng bệnh viện điều trị đột quỵ cùng với tăng số trạm cấp cứu vệ tinh chắc chắn sẽ làm gia tăng cơ hội cho người bệnh được can thiệp điều trị trong khoảng “cửa sổ thời gian vàng”, tăng khả năng cứu sống và chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Cùng với đó, các bệnh viện như Nhân Dân 115, Quân Y 175, Thống Nhất, Đại học Y dược TPHCM, Nguyễn Tri Phương, quận Thủ Đức đã tham gia chương trình đánh giá chất lượng điều trị đột quỵ theo tiêu chuẩn quốc tế (RES.Q) là niềm tự hào chung cho cả ngành y tế thành phố, là minh chứng cho nỗ lực hướng đến xây dựng một trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực phía Nam và khu vực các nước Đông Nam Á trong tương lai.
Mới đây tháng 10/2020, Hội đột quỵ TP Hồ Chí Minh đã giới thiệu một ứng dụng thông minh giúp tra cứu và xác định nhanh bệnh viện điều trị đột quỵ gần nhất để chuyển người bệnh đến điều trị cấp cứu, ứng dụng này chắc chắn sẽ là một kênh thông tin hữu ích về chăm sóc sức khoẻ cho người dân thành phố.