Tính từ 6 giờ đến 18 giờ 30 phút ngày 8/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.749 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, gồm 2 ca nhập cảnh và 4.747 ca ghi nhận trong nước tại: TP Hồ Chí Minh (2.002 ca), Bình Dương (1.733 ca), Đồng Nai (224 ca), Khánh Hòa (201 ca), Cần Thơ (71 ca), Đà Nẵng (68 ca), Trà Vinh (67 ca), Ninh Thuận (62 ca), Hà Nội (51 ca), Bình Thuận (46 ca), Đồng Tháp (44 ca), Đắk Lắk (41 ca), Phú Yên (29 ca), Lâm Đồng (21 ca), Bến Tre (20 ca), An Giang (15 ca), Đắk Nông (7 ca), Quảng Nam (6 ca), Hà Tĩnh (5 ca), Quảng Ngãi (5 ca), Bình Phước (5 ca), Cà Mau (4 ca), Thừa Thiên Huế (4 ca), Gia Lai (4 ca), Hải Dương (3 ca), Phú Thọ (2 ca), Thanh Hóa (2 ca), Thái Bình (1 ca), Hưng Yên (1 ca), Vĩnh Phúc (1 ca), Quảng Bình (1 ca), Hà Nam (1 ca). Trong đó có 881 ca trong cộng đồng.
Trong cả ngày 8/8, Việt Nam đã ghi nhận tổng số 9.690 ca nhiễm mới, trong đó 6 ca nhập cảnh và 9.684 ca ghi nhận trong nước.
Như vậy, tính đến chiều ngày 8/8, Việt Nam có 210.405 ca nhiễm trong đó có 2.345 ca nhập cảnh và 208.060 ca nhiễm trong nước.
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 206.490 ca, trong đó có 68.723 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố trong 14 ngày qua không ghi nhận trường hợp nhiễm mới: Quảng Ninh, Bắc Kạn.
Có 12 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang.
Trong ngày 8/8, có 4.860 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Đến nay, tổng số ca được điều trị khỏi là 71.497 ca.
Hiện số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 501 ca; số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 20 ca.
Chiều 8/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 147 ca tử vong (3251-3397) tại 6 tỉnh, thành phố như sau:
Thành phố Hồ Chí Minh: 108 ca.
Tỉnh Bình Dương: 30 ca.
Tỉnh Long An: 5 ca.
Tỉnh Cà Mau: 1 ca.
Tỉnh Đắk Lắk: 1 ca.
Tỉnh Bình Định: 1 ca.
Tỉnh Ninh Thuận: 1 ca
Đến nay, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 8.896.615 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 8.008.156 liều, tiêm mũi 2 là 888.459 liều.
Bộ Y tế vừa ban hành Công điện số 1168/CĐ-BYT về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong đó, để chuẩn bị các phương án cao nhất có thể cho điều trị, bảo đảm đầy đủ oxy, máy thở, giường cấp cứu và các vật tư, trang thiết bị cần thiết khác trong thời gian sớm nhất.
Các địa phương thiết lập và chuẩn bị sẵn sàng đưa vào sử dụng nhanh nhất các cơ sở thu dung, điều trị theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế, theo tiến triển và mức độ lâm sàng của người bệnh.
Đối với các địa phương có nhiều người nhiễm, được áp dụng cách ly y tế tại nhà đối với các trường hợp nhiễm. Địa phương chịu trách nhiệm tổ chức các tổ công tác y tế, các tổ tư vấn, tổng đài tư vấn để giúp đỡ, chăm sóc người bệnh và kịp thời chuyển đến cơ sở y tế kịp thời khi có dấu hiệu chuyển nặng.
Đồng thừoi các địa phương tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và tổ chức tốt việc quản lý, điều phối các nguồn lực để kịp thời tiếp nhận, điều trị bệnh nhân; chủ động nhân lực y tế, kể cả huy động lực lượng của các ngành và tư nhân.
Các địa phương chịu trách nhiệm tổ chức công tác khám chữa bệnh bảo đảm chăm sóc y tế cho mỗi người dân khi có nhu cầu ở mọi lúc, mọi nơi. Tổ chức khám, điều trị cho người có bệnh lý nền, người cao tuổi tại nhà và được phép phát thuốc điều trị các bệnh mãn tính trong 3 tháng.
Tổ chức tiêm chủng cho tất cả các trường hợp từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn; ưu tiên cho các địa bàn, khu vực đang có dịch và tiêm ngay cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, các trường hợp có bệnh lý nền, các nhân viên đại sứ quán, lãnh sự quán các nước tại Việt Nam và lực lượng tuyến đầu về phát triển kinh tế.
Huy động tối đa các lực lượng tham gia tiêm chủng bao gồm cả y tế nhà nước và tư nhân, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, y tế các ngành… Bố trí nhân lực tiêm chủng và các bộ phận hỗ trợ làm việc toàn thời gian trong suốt thời gian tổ chức chiến dịch tiêm chủng.
Tại các khu phong tỏa, chính quyền địa phương căn cứ số lượng người dân để bố trí các điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động phù hợp, tránh để người dân phải di chuyển đến các khu vực khác khi tham gia tiêm chủng.