Trong số đó có 6 ca nhập cảnh và 13.966 ca ghi nhận trong nước (tăng 208 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 7.549 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số mắc như sau: TP Hồ Chí Minh (1.497), Cần Thơ (981), Bà Rịa - Vũng Tàu (860), Tây Ninh (727), Sóc Trăng (714), Bình Dương (626), Đồng Tháp (602), Bình Thuận (592), Vĩnh Long (571), Bạc Liêu (537), Đồng Nai (514), Bình Phước (459), Bến Tre (439), Kiên Giang (426), Cà Mau (377), Hà Nội (367), Khánh Hòa (350), An Giang (294), Hậu Giang (286), Lâm Đồng (219), Tiền Giang (200), Bình Định (186), Trà Vinh (165), Hải Phòng (154), Đắk Lắk (140), Đắk Nông (124), Thừa Thiên Huế (119), Gia Lai (101), Nghệ An (90), Thanh Hóa (89), Bắc Ninh (85), Long An (80), Hà Tĩnh (78), Đà Nẵng (75), Quảng Ngãi (71), Hà Giang (65), Nam Định (64), Hải Dương (62), Ninh Thuận (61), Thái Nguyên (57), Quảng Nam (47), Phú Yên (44), Phú Thọ (39), Hòa Bình (37), Quảng Trị (36), Vĩnh Phúc (35), Quảng Ninh (33), Tuyên Quang (29), Thái Bình (27), Yên Bái (23), Lạng Sơn (20), Hưng Yên (18), Cao Bằng (17), Quảng Bình (17), Hà Nam (16), Kon Tum (8 ), Bắc Giang (7), Điện Biên (3), Lào Cai (2), Bắc Kạn (2), Ninh Bình (1), Sơn La (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: Hà Giang (giảm 98 ca), An Giang (giảm 81 ca), Bình Dương (giảm 71 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Bà Rịa - Vũng Tàu (tăng 212 ca), Tiền Giang (tăng 150 ca), Sóc Trăng (tăng 126 ca). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là: 13.002 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.238.082 ca nhiễm, đứng thứ 35/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 12.560 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay); số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.232.852 ca, trong đó có 986.531 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua là: Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là: TP Hồ Chí Minh (470.458 ca), Bình Dương (282.231 ca), Đồng Nai (87.246 ca), Long An (38.241 ca), Tiền Giang (28.628 ca). Trong ngày 30/11, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 14.624 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi là 989.348 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.788 ca.
Từ 17 giờ 30 ngày 29/11 đến 17 giờ 30 ngày 30/11 ghi nhận 197 ca tử vong tại: Tại TP Hồ Chí Minh có 76 ca, trong đó có 17 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (5), Bình Dương (4), An Giang (2), Bến Tre (1), Đồng Tháp (1), Nam Định (1), Tây Ninh (1), Tiền Giang (1), Vĩnh Long (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác gồm: Bình Dương (22), Cần Thơ (18), An Giang (14), Kiên Giang (13), Đồng Nai (11), Bình Thuận (7), Đồng Tháp (7), Tây Ninh (6), Tiền Giang (5), Bạc Liêu (4), Khánh Hòa (3), Cà Mau (3), Sóc Trăng (2), Bến Tre (2), Bình Định (2), Long An (1), Hậu Giang (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 162 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 25.252 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 33/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 09/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Trong ngày 29/11, cả nước có 2.235.445 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 122.083.464 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 71.143.392 liều, tiêm mũi 2 là 50.940.072 liều.
Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch Diễn tập trực tuyến đáp ứng sự kiện y tế công cộng theo Điều lệ y tế quốc tế (IHR 2005) giữa Cơ quan đầu mối IHR của WHO và Cơ quan đầu mối IHR các nước, khu vực châu Á Thái Bình Dương năm 2021.
Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch COVID-19 trước biến chủng mới (Omicron) của vi rút SARS-CoV-2 trên địa bàn cụ thể, chi tiết, khả thi và đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, cần bám sát quan điểm tiếp cận toàn dân, lấy người dân và doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm.
Tại TP Hồ Chí Minh, Sở Y tế Thành phố đang xây dựng đề án y tế tư nhân cùng y tế cơ sở tham gia chăm sóc cho nhóm F0 cách ly, điều trị tại nhà.