Một ngày sau khi Moskva phóng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Oreshnik vào thành phố Dnipro nhằm đáp trả việc Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Mỹ, Anh cung cấp tấn công vào Liên bang Nga, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố sẽ tiến hành thêm các cuộc thử nghiệm và cho sản xuất hàng loạt loại tên lửa không thể đánh chặn này.
Theo hãng tin Yonhap, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo ngày 4/12, nước này đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm thứ ba của tên lửa vũ trụ sử dụng nhiên liệu rắn.
Nhật Bản đề nghị Mỹ tạm dừng khai thác máy bay quân sự Osprey tại nước này sau sự cố va chạm khiến ít nhất 1 người thiệt mạng và 7 người khác còn mất tích.
Hãng thông tấn bán chính thức Tasnim của Iran đưa tin ngày 19/11, Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã công bố mẫu tên lửa đạn đạo siêu thanh mới được phát triển ở trong nước.
Ngày 17/11, Mỹ đã thông qua đề nghị của Nhật Bản đặt mua 400 tên lửa Tomahawk.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 17/11, Cơ quan mua sắm vũ khí của Hàn Quốc cho biết nước này và Mỹ đã ký kết một thỏa thuận nhằm ưu tiên cung cấp nguyên liệu và hàng hóa liên quan đến quốc phòng.
Với thực tế máy bay không người lái (UAV) ngày càng phổ biến trong chiến tranh hiện đại, các nhà sản xuất thiết bị này đang cố gắng cắt giảm chi phí để giành lợi thế cạnh tranh.
Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Gular ngày 16/11 xác nhận Ankara đang đàm phán với Anh và Tây Ban Nha về khả năng cung cấp 40 chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon, mặc dù Đức phản đối thương vụ này.
Ngày 15/11, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết tổ chức quân sự này sẽ mua 6 máy bay Boeing để thay thế cho phi đội máy bay giám sát AWACS đã cũ nhằm tăng cường khả năng theo dõi các mối đe dọa đối với liên minh.
Nga và Ấn Độ đã ký hợp đồng cung cấp và tổ chức sản xuất tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Igla S.
Ngày 12/11, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius tuyên bố Berlin sẽ tăng gấp đôi viện trợ quân sự cho Kiev trong năm 2024, lên mức 8 tỷ euro (tương đương 8,5 tỷ USD).
Ngày 10/11, Đức tuyên bố tiếp tục hợp tác với Pháp trong dự án máy bay chiến đấu mới có tên là Hệ thống tác chiến trên không tương lai (FCAS) và dự án xe tăng Hệ thống chiến đấu mặt đất chủ lực (MGCS - còn gọi là Leopard 3). Ngoài Đức và Pháp, Tây Ban Nha cũng tham gia dự án trên.
Ngày 7/11, Ấn Độ đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm ngắn đất đối đất (SRBM) Pralay từ đảo Abdul Kalam ngoài khơi bờ biển bang Odisha, miền Đông nước này.
Lực lượng Đặc nhiệm 59 của Hải quân Mỹ đã tăng cường tập luyện trong bối cảnh rủi ro leo thang trên toàn thế giới.
Theo hãng tin TASS của Nga, ngày 5/11, tàu ngầm hạt nhân mới Hoàng đế Alexander Đệ tam đã hoàn thành thành công vụ phóng thử tên lửa đạn đạo Bulava.
Lầu Năm Góc cho biết Mỹ muốn phát triển một phiên bản mới của bom hạt nhân B61.
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 27/10 đã công bố dự án nâng cấp quả bom trọng lực hạt nhân chính của nước này. Cơ quan Quản lý an ninh hạt nhân quốc gia (NNSA) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ sẽ phát triển phiên bản đầu đạn mới, được đặt tên là bom B61-13, hiện dự án đang chờ Quốc hội phê duyệt và tài trợ.
Với việc cuộc phản công của Ukraine đạt được tiến triển hạn chế trong bối cảnh xung đột kéo dài, nguồn cung cấp đạn dược từ EU sẽ rất quan trọng với Kiev trong ứng phó với Nga.
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, Các Lực lượng vũ trang Liên bang Nga (VSRF) đã tăng cường sử dụng máy bay không người lái (UAV) Lancet với hệ thống tự động lựa chọn mục tiêu tấn công được nâng cấp.
Quân đội Nga đã sử dụng rộng rãi các máy bay không người lái tiên tiến nhắm vào lực lượng Ukraine đang thực hiện cuộc phản công kể từ đầu tháng 6.
Ukraine lo ngại rằng Nga sẽ khởi động lại chiến dịch tấn công trên không vào cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng của họ như mùa Đông năm ngoái.