Bom lượn tưởng chừng đơn giản của Liên bang Nga lại đang trở thành nỗi ám ảnh lớn cho Ukraine. Với chi phí thấp, độ chính xác cao và khả năng vượt qua hệ thống phòng không phương Tây cung cấp, loại vũ khí này đặt ra thách thức nghiêm trọng cho Kiev.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo vụ phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ bãi thử Kapustin Yar, cho rằng kết quả này khẳng định độ tin cậy cao của tên lửa Nga.
Đây có thể là trận chiến đầu tiên giữa phương tiện không người lái mặt đất và trên không trong lịch sử và cuộc đối đầu nêu bật những cách tiếp cận sáng tạo mà cả lực lượng Nga và Ukraine đang thực hiện trong việc tận dụng các công nghệ không người lái.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 10/4, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho biết đang xem xét việc triển khai các hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất đến khu vực dọc biên giới phía Đông Nam với Iraq.
Scorpio là phương tiện mặt đất không người lái (UGV) được các đơn vị xử lý bom mìn của Nga sử dụng để kiểm tra các mối đe dọa tiềm ẩn từ khoảng cách an toàn và vô hiệu hóa từ xa mìn và bẫy mìn.
Biến thể hải quân của hệ thống pháo phòng không và tên lửa đất đối không Pantsir của Nga đã được đưa vào chiến đấu, đối đầu và đánh bại tên lửa hành trình Storm Shadow trong vùng chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Hải quân Indonesia đã ký hợp đồng mua 2 tàu ngầm lớp Scorpene do Tập đoàn Hải quân của Pháp sản xuất. Đây là một phần của thỏa thuận hợp tác quốc phòng mà Pháp và Indonesia ký vào năm 2021.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 31/3, Bộ Tư lệnh miền Tây của Lục quân Ấn Độ đã phóng thử thành công Hệ thống tên lửa đất đối không Akash. Cuộc thử nghiệm được tiến hành trong khuôn khổ hoạt động diễn tập thường kỳ nhằm đánh giá mức độ sẵn sàng của lực lượng phòng thủ.
Việc huấn luyện máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) đang được tiến hành trong Hải quân Nga để có thể bảo vệ Hạm đội Biển Đen khỏi các xuồng không người lái của Ukraine.
Ukraine đang sử dụng một mạng lưới gồm hàng nghìn điện thoại di động để phát hiện và theo dõi máy bay không người lái (UAV) cũng như tên lửa lao tới tấn công.
Một quan chức Israel tuyên bố rằng "mỏ neo" chính của nước này là Mỹ, nhưng căng thẳng hiện đang ở mức cao liên quan đến cuộc tấn công vào Rafah, điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến hỗ trợ an ninh từ Washington.
Đức và Pháp đã ký một thỏa thuận mang tính đột phá về hợp tác phát triển xe tăng thế hệ mới mang tên Hệ thống chiến đấu chính trên bộ (MGCS) và phân chia nhiệm vụ giữa hai quốc gia. Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã công bố thông tin này ngày 22/3.
Đoạn video được Bộ Quốc phòng Nga đăng tải vào sáng 16/3 cho thấy lực lượng Nga đã phóng đi một quả bom nhiệt áp ODAB-1500 nhằm vào mục tiêu Ukraine.
Các máy bay không người lái do Iran cung cấp cho Sudan gần đây đã tạo ra tác động đáng kể trong cuộc nội chiến tàn khốc ở quốc gia này. Trong hai cuộc nội chiến ở châu Phi trước đó mấy năm, phương tiện bay không người lái tương tự cũng đóng vai trò quyết định trong việc lật ngược tình thế.
Triều Tiên giờ đây dường như có đủ khả năng sản xuất và phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực riêng. Xe tăng chiến đấu chủ lực M2024 mới của Triều Tiên tích hợp một số tính năng nhằm nâng cao khả năng hoạt động so với M2020 trước đó.
Hãng thông tấn RIA Novosti của Nga ngày 14/3 đưa tin lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố đã sở hữu một tên lửa siêu vượt âm mới. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ Houthi gia tăng các cuộc tấn công nhằm vào tàu thuyền ở Biển Đỏ và các tuyến đường thủy xung quanh trong bối cảnh xung đột giữa Israel và Hamas tiếp diễn ở Dải Gaza.
Trong buổi phỏng vấn hôm 13/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đảm bảo bộ ba hạt nhân của Nga hiện đại hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Ông nhắc lại Moskva sẽ không bao giờ sử dụng những vũ khí đáng sợ này trừ khi sự tồn vong của đất nước bị đe dọa.
Một nhà phân tích tình báo quốc phòng cấp cao của Lầu Năm Góc đánh giá Trung Quốc đang dẫn đầu trong phát triển, thử nghiệm và triển khai vũ khí siêu vượt âm, vượt qua cả Nga và Mỹ.
Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ gần đây mới công khai thừa nhận rằng họ không chỉ hết quỹ bổ sung mà còn bị thâm hụt 10 tỷ USD do chuyển vũ khí cho Ukraine.
Các nước châu Âu đã nhập lượng vũ khí tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 5 năm từ năm 2019 đến 2023 so với 5 năm trước đó. Điều này được phản ánh trong nghiên cứu của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố ngày 11/3.
Nga đã bắt đầu sử dụng một loại bom có sức công phá lớn nhằm phá huỷ hệ thống phòng thủ của Ukraine và làm nghiêng cán cân trên chiến tuyến.