Hội Gióng đền Sóc – Lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống

Hội Gióng ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận kể từ năm 2010. Khai hội từ sáng mùng 6 Tết Âm lịch (2/2/2017), lễ hội còn lưu giữ rất nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống, dù lẩn khuất đâu đó là các hoạt động biến tướng.

Lễ hội đền Sóc (hội Gióng), diễn ra trong 3 ngày (từ mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng âm lịch) để tưởng nhớ Thánh Gióng, vị anh hùng đánh thắng giặc Ân, đem lại thái bình cho đất nước. Lễ hội mang đầy đủ các nghi lễ truyền thống như lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.

Các chủ lễ đọc bài văn tế, một trong các nghi thức khai hội.

Tiếng trống khai hội.

Lễ hội Gióng đền Sóc 2017 diễn ra trong không khí trang trọng. Từ đêm mùng 5 tại đền Sóc đã diễn ra lễ Dục Vọng để mời ông Gióng về với các lễ vật, lễ phẩm đã được chuẩn bị chu đáo với lòng thành kính, mong đức Thánh Gióng phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Các lễ vật dâng tế dần dần được đưa vào đền Thượng. Màn rước và cướp hoa tre cầu may luôn được quan tâm nhất Hội Gióng.

Voi chiến do người dân cúng tế.

Ngựa sắt gắn bó với truyền thuyết về Thánh Gióng.

Cho tới rạng sáng mùng 6, Lễ hội được chính thức khai hội bằng lễ dâng hương, màn đánh trống khai hội và đọc văn tế của các bậc chủ lễ trong làng. Sau phần nghi thức, phần cung tiến lễ vật trang trọng, linh thiêng hoạt động gây náo động nhất của Lễ hội Gióng ở đền Sóc. Đó là tục "cướp hoa tre" cầu may và tục chém "tướng" (giặc) được diễn xướng một cách tượng trưng bằng hiệu lệnh múa cờ.

Lễ rước kiệu hoa tre, phần được quan tâm nhất ngày khai hội Đền Sóc.

Được quan tâm nhất trong sự kiện lễ hội là lễ rước và lễ tế của các thôn làng. Theo đó, các vật dụng vốn gắn bó với hình ảnh của một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam giúp người dân đánh tan giặc Ân, bảo vệ bờ cõi nước nhà bao gồm voi, ngựa chiến, trầu cau, cỏ voi, ngà voi và đặc biệt là lễ giò hoa tre (gậy Thánh Gióng) được người dân cúng tiến và các vị chức sắc tiến hành lễ dâng tiến.

Tấm lòng thành của người dân sau một nghi lễ trang trọng sẽ được Thánh Gióng chứng dám.

Theo thông lệ, mỗi năm, 7 thôn làng đại diện cho 7 xã trong số 26 xã của huyện Sóc Sơn có dấu ấn với Thánh Gióng được phép gửi lễ vật đến lễ tế. Trong đó, xã Vệ Linh (xã Phù Linh) có vinh dự chuẩn bị kiệu hoa tre mang đến lễ hội. Các vật thiêng được dâng tiến khác bao gồm thôn Phù Mã (xã Phù Linh) rước ngựa sắt; thôn Dược Thượng (xã Tiên Dược) rước voi chiến; thôn Xuân Tảo (xã Xuân Giang) rước cỏ voi; thôn Xuân Tàng (xã Bắc Phú) rước nữ tướng; thôn Xuân Dục (xã Tân Minh) rước cầu húc; thôn Đức Hậu xã Đức Hòa rước ngà voi và thôn Đan Tảo (xã Tân Minh) rước trầu cau.

Người dân và khách thập phương thắp hương trước đền Sóc.

Trong khói hương yên ả, phần lễ với nhiều giá trị truyền thống còn được lưu giữ hoàn thành tốt công việc mở màn một lễ hội giàu tính bản sắc.

Hội Gióng còn kéo dài đến 16 giờ 30 ngày 4/2/2017. Ngoài phần lễ hội ngày khai hội, tại Hội Gióng còn diễn ra nhiều hoạt động như Biểu diễn võ thuật, vật, xiếc - tạp kỹ, bóng chuyền hơi... Nghi lễ hóa nghi lễ hoá ngựa sắt, voi, ngà voi sẽ được tổ chức ngày cuối cùng của lễ hội này.

Theo thông lệ, sau khi làm lễ, kiệu hoa tre  được đưa từ đền Thượng xuống đền Mẫu và tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Ở sân đền Mẫu người dân đều có quyền vào thụ lộc hoa tre, hết lớp người này đến người khác vào xin lộc. Tuy nhiên, cho đến nay, hoạt động mang tính biểu tượng này mỗi năm một trở nên phức tạp do lượng lớn người dân có nhu cầu cướp lộc.

Vẫn còn hiện tượng người dân tràn vào cướp lộc.

Tại Hội Gióng năm nay, một lượng lớn hàng trăm chiến sĩ cảnh sát và thanh niên tình nguyện đã được huy động để bảo đảm an ninh trật tự toàn khu vực đền Sóc. Nhờ đó, dù vẫn có hiện tượng cướp lộ, tranh giành, đánh nhau hay mất cắp nhưng đều được trấn áp kịp thời.

Lực lượng cảnh sát bảo vệ an ninh trật tự tại lễ hội.

Hội Gióng còn kéo dài đến 16h30 ngày 4/2/2017. Ngoài phần lễ hội ngày khai hội, tại Hội Gióng còn diễn ra nhiều hoạt động như Biểu diễn võ thuật, vật, xiếc - tạp kỹ, bóng chuyền hơi... Nghi lễ hóa nghi lễ hoá ngựa sắt, voi, ngà voi sẽ được tổ chức ngày cuối cùng của lễ hội này.

L.Sơn
Kiệu hoa tre đền Sóc ‘biến mất’ sau chưa đầy 20 giây, tả tơi hoa lá rơi lại
Kiệu hoa tre đền Sóc ‘biến mất’ sau chưa đầy 20 giây, tả tơi hoa lá rơi lại

Lễ hội đền Gióng (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) diễn ra từ rạng sáng 2/2 (mùng 6 tháng Giêng âm lịch) để tưởng nhớ Thánh Gióng, vị anh hùng đánh thắng giặc Ân, đem lại thái bình cho đất nước. Nghi thức chính tại lễ hội là rước kiệu hoa tre, linh vật mang tính biểu trưng, tượng trưng cho cây gậy tre của Thánh Gióng đánh giặc khi xưa.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN