Kiệu hoa tre đền Sóc ‘biến mất’ sau chưa đầy 20 giây, tả tơi hoa lá rơi lại

Lễ hội đền Gióng (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) diễn ra từ rạng sáng 2/2 (mùng 6 tháng Giêng âm lịch) để tưởng nhớ Thánh Gióng, vị anh hùng đánh thắng giặc Ân, đem lại thái bình cho đất nước. Nghi thức chính tại lễ hội là rước kiệu hoa tre, linh vật mang tính biểu trưng, tượng trưng cho cây gậy tre của Thánh Gióng đánh giặc khi xưa.

Hội Gióng - một lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi tại Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công lẫy lừng của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng - một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. 

Các vật dụng vốn gắn bó với hình ảnh của vị Thánh đánh tan giặc Ân, bảo vệ bờ cõi nước nhà bao gồm voi, ngựa chiến, trầu cau, cỏ voi, ngà voi và đặc biệt là lễ giò hoa tre (gậy Thánh Gióng) được người dân cúng tiến và các vị chức sắc tiến hành lễ dâng tiến.

Năm nay 7 xã trong số 26 xã của huyện Sóc Sơn có dấu ấn với Thánh Gióng. được phép gửi lễ vật đến lễ tế. Trong đó, xã Vệ Linh có vinh dự chuẩn bị kiệu hoa tre mang đến lễ hội. Các vật thiêng được dâng tiến khác bao gồm thôn Dược Thượng rước voi, Đan Tảo rước trầu cau, Đức Hậu rước ngà voi, Yên Sào rước cỏ voi (thân cây chuối), Yên Tàng rước tướng và thôn Xuân Dục rước "Cầu Húc" (quả cầu tượng trưng cho mặt trời theo tín ngưỡng thờ thần mặt trời có từ xa xưa của cư dân nơi đây).

Kiệu hoa tre là vật thiêng đầu tiên được đưa vào dâng tiến.

Kiệu hoa tre được kết từ hàng trăm hoa tre nhỏ dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu. Những hoa tre nhỏ sẽ được cắm vào thân một cây chuối cao làm trụ. Đây là một vật mang tính biểu trưng, tượng trưng cho cây gậy tre của Thánh Gióng đánh giặc khi xưa.

Lễ rước kiệu giò tre đầy trang trọng.

Một thanh niên ưu tú trong làng được phép múa gậy dẫn đoàn.


Sau khi làm lễ, kiệu hoa tre  được đưa từ đền Thượng xuống đền Mẫu và tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Theo tục lệ, mỗi người dân đều có quyền vào thụ lộc hoa tre, hết lớp người này đến người khác vào xin lộc. Tuy nhiên, cho đến nay, hoạt động mang tính biểu tượng này mỗi năm một trở nên phức tạp do lượng lớn người dân có nhu cầu cướp lộc.

Clip và hình ảnh về toàn cảnh về lễ rước Kiệu hoa tre và hoạt động cướp lộc hoa tre cầu may hiện nay:

Nghi lễ rước kiệu hoa tre đầy trang trọng và có tính truyền thống, tính biểu tượng rất cao. Đây là hình ảnh đẹp đáng trân trọng về lễ hội Việt Nam:



Đám đông thanh niên vẫn đồng loạt nhảy đè lên nhau để nhảy vào cướp lộc, bỏ mặc sự can gián của người điều hành phần lễ qua... loa. Kiệu hoa tre đền Sóc ‘biến mất’ sau chưa đầy 20 giây.




Người được lộc thì hân hoan. Tất nhiên, họ phần lớn là những thanh niên trẻ và khỏe mạnh.

Nhận được lộc hoa tre kể như may mắn cả năm.

Bởi thế, ai cũng mang trong mình một khát khao có được lộc thánh.

Chỉ còn lại sân đình là tả tơi sau màn cướp lộc.


L.Sơn
Dẫm đạp, đánh nhau tả tơi cướp lộc tại Hội Gióng
Dẫm đạp, đánh nhau tả tơi cướp lộc tại Hội Gióng

Đặc biệt với lễ rước trầu cau, khi ra khỏi đền Thượng, hàng nghìn thanh niên đã reo hò, lao vào cướp giò trầu cau bất chấp sự ngăn cản của lực lượng công an.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN