"Thân Trung Quốc", Anh đối mặt với cơn giận của Mỹ, Nhật tại G7

Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 sắp tới, ông Cameron sẽ phải chịu áp lực từ phía Mỹ và Nhật Bản do mối quan hệ thân thiết của chính phủ Anh với Trung Quốc vào thời điểm mà quan hệ Washington và Bắc Kinh đang căng thẳng liên quan tới các tranh chấp ở Biển Đông.

Thủ tướng Anh David Cameron (phải) uống bia với Chủ tịch Trung Quốc tại một quán ăn gần Chequers, England ngày 22/10/2015. Ảnh: Reuters

Theo RT, tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe được dự đoán sẽ phản đối lập trường của Anh như là “đối tác tốt nhất ở phương Tây” của Trung Quốc – một tuyên bố từ phía Chính phủ Anh trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Anh tháng 10 năm ngoái.

Tương tự, một số quốc gia G7 có lẽ cũng sẽ chỉ trích Anh vì tiếp tục chính sách “thắt lưng buộc bụng” vào thời điểm sụt giảm nhu cầu tiêu dùng trên toàn thế giới. Thủ tướng Abe đang nỗ lực đưa quan hệ với Trung Quốc thành một trong những chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh G7, được tổ chức tại hòn đảo Kashikojima.

Nhật Bản và Mỹ đều muốn xây dựng một thỏa thuận chung giữa các nước châu Âu về phản đối vai trò ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở châu Á, đặc biệt là ở Biển Đông nơi Bắc Kinh đang có các dự án xây dựng đảo nhân tạo khơi nguồn căng thẳng với các nước láng giềng và Washington.

Ông Abe đang tìm cách đạt được đồng thuận với các nước G7 trong bảo vệ các nguyên tắc luật pháp trên biển. Và sự gần gũi trong quan hệ, đặc biệt là hợp tác kinh tế, giữa Anh và Trung đang “chọc giận” Mỹ và Nhật Bản.

Năm ngoái, việc Anh quyết định tham gia Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á(AIIB) đã làm phật lòng giới chức chính quyền Obama. Trong khi đó, Nhật Bản bày tỏ quan ngại về thỏa thuận thương mại trị giá hàng tỷ USD ký kết giữa Anh và Trung Quốc năm ngoái trong chuyến thăm cấp nhà nước của ông Tập Cận Bình.

London đã ký các thỏa thuận thương mại trị giá 40 tỷ USD (61,35 tỷ USD) với Bắc Kinh trong chuyến thăm. Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết đã có các cuộc hội đàm với người đồng cấp Anh Philip Hammond về vấn đề này.

Được biết, các quan chức Nhật Bản cho hay không mong muốn Anh cải thiện quan hệ với Trung Quốc mà không chỉ trích các tranh chấp biên giới ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Trả lời truyền thông Trung Quốc, ông Cameron cho biết không có xung đột gì trong “mối quan hệ rất đặc biệt đó (với Mỹ)” và “mong muốn trở thành một đối tác mạnh mẽ của Trung Quốc khi nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển và Trung Quốc trở thành một cường quốc lớn mạnh”.

Nhóm G7 gồm các nước Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Anh, Italy và Nhật Bản. Lãnh đạo các nước G7 sẽ gặp nhau tại Nhật Bản trong hội nghị thượng đỉnh diễn ra cuối tháng này.

Trần Minh (Theo RT)
Đá Chữ Thập có thể thành tâm điểm "ngửa bài" ở Biển Đông
Đá Chữ Thập có thể thành tâm điểm "ngửa bài" ở Biển Đông

Thời gian qua, Trung - Mỹ liên tục có hành động nắn gân nhau ở vùng biển xung quanh đá Chữ Thập. Nơi này cũng được dự đoán là sẽ trở thành trung tâm hành động quân sự tương lai của Trung Quốc ở Biển Đông.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN