Tổng thống Nga Vladimir Putin và các nhà lãnh đạo của Crimea ngày 19/3 đã ký hiệp ước sáp nhập nước cộng hòa này vào Nga, hoàn tất một tiến trình nhanh hơn dự kiến.Trong bài phát biểu tại một phiên họp
đặc biệt của hai viên Quốc hội, ông Putin đã nhấn mạnh rằng Crimea
(Crưm) luôn luôn là "một phần không thể tách rời của Nga", không chỉ bởi thực này có đông người Nga cư trú mà còn vì mối liên kết lịch sử, văn hóa với Nga khó có thể tách rời.
Phương Tây, đứng đầu là Mỹ, liên tục công kích Nga vì vấn đề sáp nhập Crimea. Tuy nhiên, trên thực tế phương Tây lại ủng hộ độc lập của Kosovo vào cuối năm 1990, một hành động được cho là vi phạm luật pháp quốc tế.
Giờ đây, Nga và phương Tây bị chia rẽ sâu sắc về việc liệu cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea có hợp pháp hay không? Đây là một câu hỏi mà toàn bộ thế giới đang phải trả lời.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (thứ hai từ phải sang), Thủ tướng CH Crimean Sergei Aksyonov (trái) và các quan chức khác bắt tay sau khi ký một hiệp ước gia nhập Crimea vào Nga tại điện Kremlin. Ảnh: AFP |
Mới đây, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã công bố vòng đầu tiên của lệnh trừng phạt nhằm vào một số quan chức cấp cao của Nga, nhưng phía Nga vẫn tỏ ra không nao núng. Cho dù phương Tây có thể thực hiện biện pháp trừng phạt hơn nữa để gây tổn hại đối với nền kinh tế Nga, nhưng việc này cũng sẽ dẫn đến tự làm tổn hại kinh tế của họ, và kết quả sẽ cho thấy phương Tây vẫn cần Nga như thế nào.
Ông Putin đã thể hiện sự quyết đoán của mình để đảm bảo lợi ích của Nga và đã gây ấn tượng mạnh trên toàn thế giới, điều mà phương Tây gọi đó là “hành động khiêu khích”. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã không đưa ra được một quyết định cuối cùng về việc làm thế nào để có thể kiềm chế Nga về mặt chiến lược. Phương Tây cũng đã tích cực tạo sức ép vào những khu vực truyền thống của Nga trước đây, nhưng lại không chuẩn bị cho một sự phản kháng mạnh mẽ Tổng thống Putin vào lúc này.
Ông Putin đã đập tan thế tấn công về phía đông của phương Tây, vốn được bắt đầu vào giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh Lạnh. Ranh giới chiến lược giữa Nga và phương Tây đang được định hình lại.
Nga vốn đã chịu sức ép trong một thời gian dài, nay đã tích lũy đủ sức mạnh để khởi động một đòn phản công và do đó giành được thế chủ động trong giai đoạn hiện tại.
Tuy nhiên, sức mạnh của Nga vẫn có phần bị hạn chế. Moskva vẫn chưa có được sức mạnh và cũng không được sự trợ giúp từ Khối Hiệp ước Warsaw như thời Liên Xô trước đây. Nếu phương Tây thực hiện một cuộc đối đầu kéo dài với Nga, chắc chắn nó sẽ gâyra những thách thức lớn đối với ông Putin.
Các biện pháp trừng phạt kinh tế sẽ dẫn đến kết quả “hai bên cùng thua”. Nhưng phương Tây có lợi thế trong việc chia sẻ gánh nặng tổn thất kinh tế với nhau, trong khi Nga sẽ phải gánh chịu một mình.
Tổng thống Putin hiện nay đang nhận được sự ủng hộ lớn từ trong nước và nhờ đó đã dạy cho phương Tây và những nước muốn ngả theo liên minh này một bài học, khiến phương Tây phải xem xét lại vai trò của Ukraine ở châu Âu. Vì vậy, ông Putin cũng nên để lại một khoảng trống để cho phương Tây rút lui trong danh dự, vì điều này sẽ tối đa hóa lợi ích của Nga.
Phương Tây cũng nên thừa nhận đã thua trận ở Crimea và nên tổ chức một cuộc thảo luận nghiêm túc với điện Kremlin về vị trí chiến lược của Ukraine.
Những gì đã xảy ra về vấn đề Crimea có thể là một chiến thắng cho Moskva, hoặc khởi đầu của một cuộc đối đầu vô tận giữa Nga và phương Tây. Duy trì sự tranh cãi này ở một cường độ thấp là phù hợp với lợi ích lâu dài của Nga. Tổng thống Putin và chính phủ của ông có lẽ cũng nhận thấy điều này.
CT (Theo Hoàn cầu Thời báo)