Mỹ 'mắc quai' tiêu chuẩn kép tại Crimea

Dù cho các nhà lãnh đạo của Mỹ và châu Âu có nói gì, cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea (Crưm) hôm 16/3 đã thể hiện rõ ràng rằng nó phản ánh đúng mong ước của số đông người dân Crimea: rời bỏ Ukraine và sáp nhập vào Liên bang Nga, nơi mà họ xem là nguồn cội.

Tổng thống Mỹ Barack Obama.


Vì lí do này, việc Tổng thống Mỹ Barack Obama và những người đồng cấp ở châu Âu tuyên bố sẽ không bao giờ thừa nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea sẽ là không khôn ngoan.

Còn nhớ chỉ cách đây không đầy một tháng, mặc dù các diễn biến dẫn tới việc lật đổ ông Viktor Yanukovych, vị tổng thống do dân bầu hợp hiến, của các lực lượng đối lập chống Nga tại Kiev là vi phạm hiến pháp của Ukraine và ít nhận được sự ủng hộ tại Crimea, nhưng Mỹ và các nước châu Âu vẫn “bật đèn xanh” một cách nhanh chóng.

Nhưng giờ đây, khi phải đương đầu với với thắng lợi của lực lượng ủng hộ Nga tại Crimea và đồng thời là một kết quả chính trị không hề mong muốn, Tổng thống Mỹ Barack Obama lại tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý tại đây là trái pháp luật và từ chối chấp nhận kết quả này.

Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Obama ngày 16/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trích dẫn “tiền lệ Kosovo”, ám chỉ sự công nhận của Mỹ và nhiều nước châu Âu (không bao gồm Nga) về việc tỉnh ly khai Kosovo tuyên bố độc lập khỏi Serbia năm 2008. Câu hỏi mà Tổng thống Nga đưa ra cho người đồng cấp Mỹ là: Vậy đâu là điểm khác biệt?

Câu trả lời mà các chính phủ phương Tây đưa ra khi nói đến “tiền lệ Kosovo” là rằng mỗi trường hợp là khác nhau và thật sự mang đặc trưng riêng, và do đó phải được xử trí theo những hướng tách biệt. Nhưng lập luận này không có sức thuyết phục.

Về thực tiễn cũng như lý luận, sẽ là sai lầm khi cho rằng sự ly khai của Cộng hòa tự trị Crimea - động thái diễn ra một cách vội vã và có sự hỗ trợ, nhưng điểm cốt lõi là trên tinh thần tự nguyện - là một vấn đề lớn mang tính nguyên tắc mà các bên sẽ không bao giờ đạt được sự thỏa hiệp. Việc tranh cãi sẽ khiến bức tranh toàn cảnh bị bỏ qua. Thách thức chủ yếu với Tổng thống Mỹ và châu Âu giờ đây không phải là số phận của chỉ riêng Cộng hòa tự trị Crimea mà chính là sự ly khai có nguy cơ gây ra bất ổn này có ý nghĩa thế nào với tương lai của không chỉ đối với toàn bộ Ukraine mà còn với cả khu vực.


Anh Tiếu 
(Theo CNN)

Khủng hoảng Crimea tác động đến chính sách đối ngoại của Mỹ thế nào?
Khủng hoảng Crimea tác động đến chính sách đối ngoại của Mỹ thế nào?

Làm thế nào bế tắc ở Crimea có thể chia rẽ NATO và hủy hoại chính sách xoay trục tới châu Á của Mỹ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN