Thế khó của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc khủng hoảng Crimea

Mặc dù đã phản ứng để bảo vệ người Tatar ở Crimea (Crưm), nhưng đó chỉ là những phản ứng mang tính "bản năng" và Thổ Nhĩ Kỳ không muốn phá hỏng mối quan hệ với Nga. Tại sao?

Cuộc khủng hoảng Crimea với sự tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và phương Tây đã đặt Thổ Nhĩ Kỳ trong thế tiến thoái lưỡng nan. Trong khi bày tỏ “hết sức quan ngại” về hành động quân sự của Nga tại bán đảo Crimea, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không muốn nổ ra một cuộc đối đầu quân sự với Moskva. Điều này có thể giải thích tại sao kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng, Ankara chỉ đơn giản nhắc lại quan điểm sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine phải được tôn trọng.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan (trái) và Tổng thống Nga Putin.


Rõ ràng, Thổ Nhĩ Kỳ không muốn thể hiện một lập trường mạnh mẽ hơn về cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Thái độ của Ankara có thể gây ra sự khó hiểu đối với phương Tây, trước các động thái của Nga khi tuyên bố rằng hành động quân sự tại Ucraine là một bước cần thiết và hợp pháp để bảo vệ người Nga tại bán đảo Crimea. Mặc dù trong lịch sử đã xảy ra các cuộc xung đột giữa hai cường quốc có ảnh hưởng nhất ở Biển Đen, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga gần đây đã gạt các mối bất đồng địa chính trị sang một bên để thúc đẩy quan hệ kinh tế.

Trong khi nhắc lại sự phản đối của mình về vấn đề ly khai của Crimea, Ankara chắc chắn sẽ không muốn đối đầu trực tiếp với Moskva vì còn phụ thuộc vào nguồn năng lượng và thương mại của Nga. Khoảng 60% nhu cầu năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ được cung cấp từ đường ống của Nga. Kim ngach thương mại song phương hàng năm ước tính khoảng 40 tỷ USD.

Một lĩnh vực hợp tác quan trọng khác về kinh tế đó là dòng chảy ngày càng tăng lượng khách du lịch Nga đến thăm bãi biển Aegea của Thổ Nhĩ Kỳ và các nhà đầu tư vào lĩnh vực xây dựng. Quan hệ kinh tế giữa hai nước được thể hiện qua các dự án đầu tư lớn, chẳng hạn như một số công ty xây dựng Thổ Nhĩ Kỳ cũng tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng cho Thế vận hội Olympic Sochi vừa qua. Trong năm 2013, các nhà đầu tư Nga đã rót 843 triệu USD vào Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả là, 2 nước đã đưa ra nhiều tuyên bố quan hệ hợp tác thân thiện.

Dù vậy bán đảo Crimea trong lịch sử là nơi diễn ra chủ yếu sự cạnh tranh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, và hợp tác về mặt kinh tế cũng chỉ hạn chế phần nào Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ sự phản đối về những căng thẳng gần đây tại Ukraine. Crimea hiện có khoảng 12% người dân Tatar gốc Thổ Nhĩ Kỳ sinh sống, nhóm sắc tộc năm 1940 đã bị trục xuất hàng loạt, trong khi người Tatar ở Thổ Nhĩ Kỳ là khoảng 5 triệu, đủ lớn để có thể tác động đến các nhà hoạch định chính sách của nước này.

Hơn nữa, Crimea cũng là một phần lãnh thổ của Đế quốc Ottoman trước khi nó được nhượng lại cho Nga theo các điều khoản của Hiệp ước Küçük Kaynarca, được ký kết sau chiến thắng của Nga trong cuộc chiến tranh Nga - Thổ giai đoạn 1768-1774. Crimea vẫn thuộc Nga cho đến khi nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev chuyển nhượng khu vực này cho Ukraine vào năm 1954.

Hiện có khoảng 300.000 người dân tộc Tatar ở Crimea và họ luôn phản đối bán đảo này gia nhập vào Nga. Theo một số phương tiện truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara có thể sẽ can thiệp quân sự nếu dân tộc Tatar ở Crimea bị đe dọa.


Tuy nhiên, nhà báo kỳ cựu Lamiya Adilgizi ở Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng nước này sẽ không sẵn sàng làm mất thế cân bằng quân sự tại Biển Đen cho đến khi "giới hạn đỏ” bị vượt qua - đó là một sự vi phạm đối với Công ước Montreux năm 1936 không cho phép tàu chiến các quốc gia ven biển thuộc khu vực Biển Đen đi qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ. Liên Xô cũng đã vài lần tìm cách xóa bỏ một số điều khoản hạn chế sự cơ động của Hạm đội Biển Đen trong hiệp ước này nhưng chưa thành công.

Bên cạnh đó, sự bất ổn trong nước tại Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là hậu quả của vụ bê bối tham nhũng gần đây, đã làm nản lòng các nhà đầu tư quốc tế và làm suy yếu nền kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó, hợp tác kinh tế với Nga đang ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với Thổ Nhĩ Kỳ.


CT (Theo Al Jazeera)

3 kịch bản đối với Nga ‘hậu’ trưng cầu dân ý ở Crimea
3 kịch bản đối với Nga ‘hậu’ trưng cầu dân ý ở Crimea

Cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea (Crưm) đã kết thúc, với 96% cử tri đồng ý sáp nhập vào Nga. Dưới đây là 3 kịch bản liên quan đến tương lai của nước Cộng hòa tự trị này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN