Khủng hoảng Crimea tác động đến chính sách đối ngoại của Mỹ thế nào?

Ngay cả khi Mỹ thành công trong việc ngăn chặn Crimea (Crưm) sáp nhập vào Nga, cuộc khủng hoảng Ucraine vẫn sẽ có tác động lâu dài tới chính sách đối ngoại của Mỹ. Trong 5 năm qua, chính quyền Obama đã tập trung vào việc hạn chế những cam kết của mình ở nước ngoài trong khi chuyển các nguồn lực từ châu Âu và Trung Đông sang châu Á.

Bế tắc hiện tại với Moskva liên quan đến Crimea gần như chắc chắn sẽ làm cho các vấn đề trên của Mỹ trở nên khó khăn hơn. Ngoài việc tiếp tục làm xói mòn mối quan hệ Mỹ - Nga, nó có thể sẽ buộc Washington phải bảo đảm an ninh của châu Âu nghiêm túc hơn, làm giảm triển vọng về một kết quả trong đàm phán về vấn đề Syria và giới hạn phạm vi, tham vọng trong chính sách “tái cân bằng” tới Châu Á của Washington.

Tổng thống Mỹ Obama.


Khủng hoảng hiện nay sẽ tác động trực tiếp nhất đến mối quan hệ giữa Washington với Moskva. Mặc dù việc “tái khởi động” mối quan hệ Mỹ- Nga cũng đã đạt được một số thành tựu trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Obama, nhưng quan hệ song phương giữa hai bên trở nên nguội lạnh đáng kể trong vài năm gần đây. Căng thẳng đã gia tăng kể từ khi cuộc xung đột tại Syria nổ ra khi quan điểm, lập trường giải quyết của hai bên khác nhau và sau đó là quyết định của Moskva cho phép cựu nhân viên tình báo CIA Edward Snowden tị nạn. Chính quyền Obama đã thể hiện bằng cách quyết định không dành ưu tiên trong mối quan hệ với Nga, hủy bỏ cuộc gặp thượng đỉnh song phương vào tháng 9/2013 và từ chối cử một phái đoàn cấp cao tới dự lễ khai mạc Thế vận hội Sochi mới đây.

Trước khi khủng hoảng Ukraine và Crimea nổ ra, Washington đã có chút nỗ lực trong việc làm trung gian hoà giải nhằm chấm dứt cuộc nội chiến tại Syria và đưa Iran quay trở lại bàn đàm phán hạt nhân. Nhưng rõ ràng rằng một vòng đàm phán thứ hai về Syria tại Geneva đã tan thành mây khói và hiện số phận về một thỏa thuận hạt nhân với Iran sẽ phụ thuộc vào quan hệ trực tiếp giữa Washington và Tehran. Ngoài việc rút quân khỏi Afghanistan (một lĩnh vực ưu tiên trong việc tái khởi động lại quan hệ Nga-Mỹ), những phát triển gần đây đã làm giảm mối quan tâm của Washington trong việc xác định quan hệ đối tác với Moskva. Cùng với nhu cầu về hợp tác với Nga đang suy giảm đáng kể, sự kiện đang diễn ra tại Crimea được cho là sẽ khiến Mỹ theo đuổi một đường lối cứng rắn hơn đối với Moskva trong nhiều năm.

Nhưng không chỉ riêng mối quan hệ giữa Mỹ với Điện Kremlin  bị ảnh hưởng. Các đồng minh châu Âu của Mỹ đã thường xuyên cáo buộc chính quyền Obama coi vấn đề an ninh của châu Âu là chuyện đã rồi. Có nghĩa là trong suốt thế kỷ qua, Washington coi việc kiểm soát an ninh châu Âu đã được giải quyết và đó là thời gian cho châu Âu để trở thành một nhà bảo trợ an ninh, thay vì là một người cần phải đảm bảo an ninh. Thật không may, cuộc khủng hoảng Ukraine đã một phần chứng minh điều ngược lại so với quan điểm của Mỹ.

Như vậy, Washington sẽ phải tập trung nhiều hơn vào việc duy trì các cam kết trong liên minh NATO và bảo đảm cho các quốc gia dễ bị tổn thương ở ngoại vi châu Âu. Tuy nhiên, điều này sẽ làm suy yếu chiến lược xoay trục sang châu Á của chính quyền Obama trong điều kiện ngân sách quốc phòng bị cắt giảm. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Ukraine, Washington đã thực hiện một số giải pháp ngắn hạn và chủ yếu mang tính biểu tượng nhằm trấn an các đồng minh của mình như tổ chức tham vấn Điều 4 trong Hiệp ước của NATO (được yêu cầu giúp đỡ khi tình hình an ninh và sự độc lập của một thành viên bị đe dọa) và cử máy bay chiến đấu bổ sung cho các quốc gia vùng Baltic cùng nhân sự tới Ba Lan.

Ngoài ra, Mỹ cũng có thể xem xét lại quyết định năm 2012 của mình về việc rút 2 lữ đoàn chiến đấu đủ quân khỏi châu Âu nhằm tiết kiệm chi phí và nghiên cứu việc tái triển khai các lực lượng từ các căn cứ truyền thống ở Đức, thuộc sườn phía đông của NATO. Nhưng nếu thực hiện điều này, tham vọng Thái Bình Dương của chính quyền Obama sẽ bị cản trở. Hệ quả từ niềm tin của ông Obama rằng an ninh châu Âu đã được giải quyết là quyết định tái cân bằng các nguồn lực của Mỹ sang châu Á. Các yếu tố thúc đẩy sự xoay trục đó là tính năng động về kinh tế của châu Á và một Trung Quốc đang trỗi dậy sẽ không thay đổi. Tuy nhiên, khả năng của Washington để thực hiện chiến lược tái cân bằng sẽ bị giới hạn nếu phải bảo đảm an ninh cho châu Âu.


Tất nhiên, đối với Mỹ, những tác động của cuộc khủng hoảng Ukraine và Crimea đang lan rộng ra ngoài châu Âu. Mặc dù các cuộc đàm phán Geneva về vấn đề Syria đã thất bại, nhưng tình hình tại Ukraine khiến cho Mỹ và phương Tây khó có thể áp đặt một lệnh trừng phạt đối với Syria. Mặt khác, kể từ khi lực lượng nổi dậy vũ trang ở Syria đặt ra nguy cơ về các hoạt động cực đoan chống phương Tây, những lựa chọn của Washington đang bị thu hẹp. Và như vậy, Tổng thống Syria Assad có thể có cơ hội giành chiến thắng hoàn toàn trên chiến trường, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 3 năm qua khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng.


Công Thuận
(Theo F.P)

Ukraine tiếp tục hợp tác kinh tế với Nga
Ukraine tiếp tục hợp tác kinh tế với Nga

Phó Thủ tướng lâm thời thứ nhất Ukraine Vitaly Yarema, người vừa mới được bổ nhiệm, nói rằng chính phủ lâm thời ở Kiev vẫn quyết định tiếp tục hợp tác kinh tế với Nga, hãng tin Itar-tass ngày 17/3 cho biết.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN