COVID-19 tại ASEAN hết 10/2: Trên 2,2 triệu ca bệnh; Indonesia và Philippines dẫn đầu châu Á về số ca tử vong

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 10/2, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 13.649 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 47.800 người.

Chú thích ảnh
Nhân viên tang lễ mặc đồ bảo hộ khi thực hiện chôn cất nạn nhân COVID-19 ở Malaysia. Ảnh: AP

Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 5 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Myanmar, Thái Lan và Malaysia.

Indonesia tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cũng như tử vong cao nhất khu vực. Trong vòng 1 ngày, số ca bệnh và tử vong mới của Indonesia cao gấp nhiều lần các nước trong khu vực.

Tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” tiếp tục nghiêm trọng sau nhiều tháng dịch bùng phát tại đây, dù số ca mắc mới bắt đầu giảm nhẹ so với mấy ngày trước. Trong 24 giờ qua, Indonesia cũng là quốc gia có số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 cao nhất châu Á. Indonesia ghi nhận thêm 8.776 ca COVID-19 và 194 ca tử vong, qua đó nâng tổng số ca mắc bệnh và tử vong tại nước này lên lần lượt 1.183.555 ca và 32.167 ca.

Philippines dịch vẫn diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày nhiều thứ 3 trong số các nước Đông Nam Á và số ca tử vong nhiều thứ 2 khu vực với 114 người thiệt mạng. Sau mấy tuần hạ nhiệt, Philippines lại đứng trước lo ngại sóng dịch tái phát khi số ca tử vong tăng cao mấy ngày gần đây. Philippines cũng đứng thứ 2 châu Á về số ca tử vong ngày 10/2.

Malaysia tình hình tiếp tục đáng quan ngại hơn, làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở Malaysia khi nước này ghi nhận tới 3.288 ca bệnh mới, 14 ca tử vong vì COVID-19 trong 1 ngày qua.  

Chú thích ảnh
Người dân tại một khu chợ ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 7/2/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Myanmar trong 24 giờ qua cũng ghi nhận 39 ca bệnh mới và 1 ca tử vong.

Thái Lan sau khi chứng kiến số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong mấy ngày gần đây đã phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Nước này trong ngày 10/2 ghi nhận thêm 157 ca bệnh mới, 1 ca tử vong.

Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 47.819 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 321 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 2.204.738 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 1.809.784 trường hợp.

Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có tới 8 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Lào, Brunei và Campuchia không có thêm ca tử vong hay mắc bệnh nào.

Số liệu dịch COVID-19 tại khu vực ASEAN ngày 10/2:

Quốc gia Tổng số ca mắc Ca mắc mới Tổng số ca tử vong Ca tử vong mới Ca phụ hồi
Indonesia 1,183,555 +8,776 32,167 +191 982,972
Philippines 541,560 +1,345 11,401 +114 499,971
Malaysia 251,604 +3,288 923 +14 198,495
Myanmar 141,487 +39 3,181 +1 128,692
Singapore 59,747 +15 29   59,526
Thái Lan 23,903 +157 80 +1 18,914
Việt Nam 2,091 +27 35   1,480
Campuchia 478 +2     457
Brunei 182   3   175
Timor-Leste 86       61
Lào 45       41
Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Samut Sakhon, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 10/2, Campuchia bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa dịch COVID-19, sử dụng 600.000 liều vaccine do Trung Quốc viện trợ.

Những người đầu tiên được tiêm vaccine gồm con trai của Thủ tướng Hun Sen và các bộ trưởng chính phủ. Campuchia được đánh giá tương đối thành công trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 lây lan. Cho đến nay, nước này ghi nhận 478 ca nhiễm và không có trường hợp tử vong nào dù một  ổ dịch bùng lên trong cộng đồng hồi tháng 11 năm ngoái.

Việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 được tổ chức tại 4 địa điểm gồm Bệnh viện Calmette, Bệnh viện Ang Doung, Bệnh viện Hữu nghị Khmer-Soviet và Viện Nhi quốc gia.

Trước đó, hôm 7/2, Campuchia đã tiếp nhận 600.000 liều vaccine ngừa COVID-19 do Trung Quốc viện trợ. Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ cung cấp 1 triệu liều vaccine COVID19 cho Campuchia. Trong giai đoạn đầu, 300.000 liều sẽ được bàn giao cho Bộ Y tế Campuchia và 300.000 liều còn lại bàn giao cho Bộ Quốc phòng Campuchia.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Manila, Philippines, ngày 12/1/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Cùng ngày, Thái Lan xác nhận có thêm một ca tử vong mới do mắc bệnh COVID-19, ngoài ra có 157 ca nhiễm mới trong 24h qua, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 23.903 trường hợp.

Theo Trung tâm xử lý tình hình dịch COVID-19 của Thái Lan, ca tử vong mới đã nâng tổng số ca không qua khỏi do dịch bệnh này tại Thái Lan lên 80 người. Bệnh nhân mới tử vong là một phụ nữ 65 tuổi có tiền sử suy thận và bị lây nhiễm virus SARS- CoV-2 từ  người nhà bị nhiễm bệnh ở Samut Sakhon. Trong số các ca nhiễm mới vừa công bố có 144 ca lây nhiễm trong nước và 13 ca nhiễm nhập cảnh.

Trong khi đó, Bộ Y tế Philippines cũng thông báo đã phát hiện 1.345 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 541.560 trường hợp. Có thêm 114 bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi trong 24h qua, nâng tổng số ca tử vong vì dịch bệnh này tại Philippines lên 11.401 trường hợp.

Cho đến nay, Philippines đã xét nghiệm cho 7,66 triệu trong tổng dân số 110 triệu người kể từ khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện tại nước này vào tháng 1/2020.

Thanh Tuấn/Báo Tin tức
COVID-19 tại ASEAN hết 9/2: Myanmar sụp đổ xét nghiệm do bất ổn; Thái Lan sẽ tiêm vaccine Trung Quốc
COVID-19 tại ASEAN hết 9/2: Myanmar sụp đổ xét nghiệm do bất ổn; Thái Lan sẽ tiêm vaccine Trung Quốc

Ngày 9/2, các nước ASEAN ghi nhận gần 13.000 ca mắc COVID-19 và 291 ca tử vong. Thái Lan sẽ khởi động chương trình chủng ngừa hàng loạt với vaccine Sinovac, Trung Quốc; trong khi hoạt động xét nghiệm tại Myanmar gần như sụp đổ sau bất ổn chính trị.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN