Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 4 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia và Malaysia.
Indonesia tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cũng như tử vong cao nhất khu vực. Trong vòng 1 ngày, số ca bệnh và tử vong mới của Indonesia cao gấp nhiều lần các nước trong khu vực.
Tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” tiếp tục nghiêm trọng sau nhiều tháng dịch bùng phát tại đây, dù số ca mắc mới bắt đầu giảm nhẹ so với mấy ngày trước. Trong 24 giờ qua, Indonesia cũng là quốc gia có số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 cao nhất châu Á. Indonesia ghi nhận thêm 8.242 ca COVID-19 và 207 ca tử vong, qua đó nâng tổng số ca mắc bệnh và tử vong tại nước này lên lần lượt 1.166.079 ca và 31.763 ca.
Philippines dịch vẫn diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày nhiều thứ 3 trong số các nước Đông Nam Á và số ca tử vong nhiều thứ 2 khu vực với 52 người thiệt mạng. Sau mấy tuần hạ nhiệt, Philippines lại đứng trước lo ngại sóng dịch tái phát khi số ca tử vong tăng cao mấy ngày gần đây. Philippines cũng đứng thứ 2 châu Á về số ca tử vong ngày 8/2.
Malaysia tình hình cũng ngày càng đáng quan ngại hơn, làn sóng dịch mới đang quay lại tấn công Malaysia khi nước này ghi nhận tới 3.100 ca bệnh mới, 24 ca tử vong vì COVID-19 trong 1 ngày qua.
Myanmar trong 24 giờ qua nhà chức trách này này không công bố số liệu về dịch bệnh.
Thái Lan sau khi chứng kiến số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong mấy ngày gần đây đã phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Nước này trong ngày 8/2 ghi nhận thêm 186 ca bệnh mới, giảm mạnh so với mấy ngày trước và không có ca tử vong nào.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 47.211 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 283 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 2.178.158 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 1.862.260 trường hợp.
Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có tới 7 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Lào, Brunei, Myanmar và Campuchia không có thêm ca tử vong hay mắc bệnh nào.
Số liệu dịch COVID-19 tại khu vực ASEAN ngày 8/2:
Quốc gia |
Tổng số ca mắc |
Ca mắc mới |
Tổng số ca tử vong |
Ca tử vong mới |
Ca phục hồi |
Indonesia |
1,166,079 |
+8,242 |
31,763 |
+207 |
963,028 |
Philippines |
538,995 |
+1,690 |
11,231 |
+52 |
499,772 |
Malaysia |
245,552 |
+3,100 |
896 |
+24 |
192,679 |
Myanmar |
141,423 |
|
3,175 |
|
127,684 |
Singapore |
59,721 |
+22 |
29 |
|
59,484 |
Thái Lan |
23,557 |
+186 |
79 |
|
17,410 |
Việt Nam |
2,050 |
+49 |
35 |
|
1,472 |
Campuchia |
474 |
|
|
|
454 |
Brunei |
182 |
+1 |
3 |
|
175 |
Timor-Leste |
80 |
|
|
|
61 |
Lào |
45 |
|
|
|
41 |
Bộ Y tế Malaysia cho biết trong ngày 8/2, nước này đã ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 trong ngày cao nhất từ đầu dịch với 24 ca, nâng tổng số ca không qua khỏi lên 896 người. Hiện Malaysia có 51.977 ca đang được điều trị tại các bệnh viện và các trung tâm cách ly.
Theo Tiến sĩ Ummirul Mukmimin Kahar tại Viện Nghiên cứu gene di truyền Malaysia, thuộc Viện Công nghệ Sinh học Quốc gia Malaysia (NIBM), cần 1 năm để đạt được miễn dịch cộng đồng đối với virus SARS-Cov-2 thông qua Kế hoạch quốc gia về tiêm chủng vaccine COVID-19. Nhà khoa học này cho rằng để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng, 80% dân số Malaysia cần được tiêm chủng.
Quốc gia Đông Nam Á này sẽ nhận lô vaccine của Pfizer/BioNTech vào cuối tháng 2 và những người làm việc tại tuyến đầu sẽ là nhóm đầu tiên được tiêm vaccine. Kế hoạch tiêm vaccine sẽ được chia thành 3 giai đoạn và kéo dài tới tháng 2/2022. Ông cho biết việc tiêm chủng sẽ được thực hiện tại 600 trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc dưới sự giám sát của Bộ Y tế, các bệnh viện cùng các trường đại học.
Ngoài sản phẩm của Pfizer/BioNTECH, Cơ quan Quản lý Dược phẩm Quốc gia (NPRA) thuộc Bộ Y tế Malaysia đã phê chuẩn các loại vaccine do AstraZeneca/Đại học Oxford, Sinovac Biotech và Viện nghiên cứu Gamaleya sản xuất. Hiện chương trình thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng COVID-19 giai đoạn 3 của Malaysia đã được triển khai từ ngày 21/1. Bộ Y tế nước này cho hay có 990 tình nguyện viên đã đồng ý tham gia, trong đó 208 người đã được tiêm liều vaccine đầu tiên hoặc giả dược và đang tiếp tục tìm kiếm thêm tình nguyện viên.
Cùng ngày 8/2, Chính phủ Indonesia đã quyết định kéo dài lệnh cấm nhập cảnh đối với du khách nước ngoài thêm 2 tuần, tới ngày 22/2 tới trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục lây lan.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, người phát ngôn Lực lượng đặc nhiệm quốc gia chống COVID-19, ông Wiku Adisasmito nói: “Về nguyên tắc, tất cả người nước ngoài vẫn bị cấm nhập cảnh vào Indonesia". Tuy nhiên, trường hợp ngoại lệ gồm những người cư trú dài hạn, những người đến từ các quốc gia có thỏa thuận hành lang đi lại với Indonesia và những người được các bộ hoặc cơ quan Indonesia cấp phép đặc biệt vẫn được phép nhập cảnh song phải áp dụng các quy trình y tế, bao gồm thời gian cách ly 5 ngày. Ông Adisasmito cho hay các quan chức chính phủ từ cấp bộ trưởng trở lên mang hộ chiếu công vụ hoặc ngoại giao, cũng như các trưởng cơ quan đại diện nước ngoài tại Indonesia và gia đình của họ đều không bị cách ly.
Cũng tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Airlangga Hartarto cho biết trong dịp Tết Nguyên đán và kỳ nghỉ cuối tuần từ ngày 12-14/2 tới, viên chức, công chức, binh sĩ và cảnh sát sẽ bị cấm ra khỏi các thành phố.
Cùng ngày, Bộ Y tế Philippines thông báo có thêm 1.690 ca mắc COVID-19, nâng tổng số lên 538.995 ca.
Quốc gia Đông Nam Á này cũng ghi nhận thêm 52 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số lên 11.231 ca. Số bệnh nhân mắc COVID-19 đã bình phục cũng tăng thêm 23 người lên 499.772 người.
Tại Thái Lan, Trung tâm xử lý tình hình dịch bệnh COVID-19 của nước này (CCSA) cùng ngày thông báo có 186 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm trên cả nước lên 23.557 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại nước này là 79 người.
Giới chức Thái Lan khuyến cáo người dân phải tuân thủ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh cho đến khi có được khả năng miễn dịch cộng đồng.