Chuyên gia nhận định về khả năng lập đỉnh của giá dầu thế giới

Giá dầu đã vươn lên mốc cao nhất kể từ năm 2008 nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng đây mới chỉ là khởi đầu và “vàng đen” còn có khả năng “phá đỉnh” tiếp.

Chú thích ảnh
Các toa chứa dầu tại bang Indiana (Mỹ). Ảnh: AP

Kênh CNN (Mỹ) cho biết vào ngày 7/2, giá dầu đã lên mức cao nhất tính từ năm 2008 khi nhiều quốc gia phương Tây cân nhắc cấm vận dầu thô từ Nga - nhà xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới. Giá “vàng đen” đã tăng 35% chỉ trong một tháng.

Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết tính từ đầu năm 2022 tính đến nay, giá dầu toàn cầu đã tăng đến 60%, gây quan ngại về tăng trưởng kinh tế thế giới. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc thậm chí đưa ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 khiêm tốn ở mức 5,5%.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 6/3 phát biểu: “Chúng tôi đang thảo luận với các đối tác và đồng minh châu Âu để tìm phương pháp phối hợp và cấm nhập khẩu dầu của Nga đồng thời đảm bảo vẫn có nguồn cung hợp lý dầu cho thị trường thế giới”.

Nga xuất khẩu khoảng 4 tỷ thùng dầu thô mỗi ngày đến phương Tây, chủ yếu là châu Âu. Vào tháng 12, tổng lượng xuất khẩu dầu mỏ của Nga là khoảng 7,8 triệu thùng/ngày.

Việc loại bỏ hàng triệu thùng dầu thô mỗi ngày khỏi thị trường vốn chịu nhiều ảnh hưởng của nguồn cung hạn chế và nhu cầu cao có thể dẫn đến tình trạng giá tiếp tục tăng.

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak ngày 7/2 nhận định rằng giá dầu có thể leo lên mức 300 USD/thùng nếu Mỹ và Liên minh châu Âu cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga.

Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) có thể ra mặt nhưng vào đầu tháng 3 đã hàm ý không có kế hoạch “dấn thân” ở thời điểm này. Kết quả đàm phán hạt nhân với Tehran có khả năng góp phần “mở khóa” để dầu từ Iran vào thị trường. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng ngay cả trong trường hợp đạt được một thỏa thuận hạt nhân và nới lỏng lệnh trừng phạt thì Iran vẫn cần vài tháng để khôi phục dòng dầu.

Các nhà chiến lược tại JPMorgan (Mỹ) trong tháng 3 dự đoán rằng gián đoạn nguồn cung dầu mỏ từ Nga kéo dài qua cả năm có thể đẩy giá dầu lên tới 185 USD/thùng.

Ngân hàng Mỹ lại cho rằng giá dầu có thể vươn tới mức 200 USD/thùng nếu phần lớn lượng dầu xuất khẩu từ Nga bị cắt dẫn đến tình trạng thiếu hụt 5 triệu thùng dầu/ngày.

Giá năng lượng tăng nhanh sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế, vì khiến người tiêu dùng tiết kiệm chi tiêu trong các lĩnh vực khác.

Hà Linh/Báo Tin tức
Giá dầu mỏ và nhiều mặt hàng tăng mạnh, chứng khoán sụt giảm
Giá dầu mỏ và nhiều mặt hàng tăng mạnh, chứng khoán sụt giảm

Giá dầu và các mặt hàng khác trên thị trường toàn cầu ngày 7/3 tăng vọt, trong bối cảnh Mỹ phát tín hiệu có thể cấm nhập khẩu dầu từ Nga, làm gia tăng lo ngại của các nhà đầu tư về nguy cơ lạm phát và tăng trưởng kinh tế chững lại.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN