Giá dầu châu Á tiếp tục giảm trong phiên giao dịch ngày 22/5, đánh dấu phiên giảm thứ ba liên tiếp, khi lượng dự trữ dầu thô và nhiên liệu tại Mỹ bất ngờ tăng, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu tiêu thụ của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Giá dầu gần như không biến động trong phiên giao dịch ngày 20/5, do thị trường lo ngại về tiến trình đàm phán giữa Mỹ và Iran, cũng như triển vọng hòa bình giữa Nga và Ukraine. Đồng thời, dữ liệu kinh tế mới từ Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới - cũng cho thấy tín hiệu kém lạc quan.
Giá dầu giảm trong chiều 20/5 khi các nhà giao dịch cân nhắc tác động từ các cuộc đàm phán hòa bình Nga - Ukraine và Mỹ - Iran đến nguồn cung. Ngoài ra, thị trường cũng chú ý tới nhu cầu lớn về dầu thô giao ngay tại châu Á và triển vọng thận trọng đối với kinh tế Trung Quốc.
Giá dầu thế giới giảm hơn 2% trong phiên giao dịch 15/5 do khả năng đạt được thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran làm dấy lên dự báo về nguồn cung dầu thô toàn cầu gia tăng.
Chiều 15/5, giá dầu tại thị trường châu Á giảm khoảng 2 USD giữa kỳ vọng về một thỏa thuận hạt nhân tiềm năng giữa Mỹ và Iran. Bên cạnh đó, đà tăng bất ngờ lượng dầu thô dự trữ của Mỹ tuần trước đã làm tăng lo ngại của các nhà đầu tư về tình trạng cung vượt cầu.
Giá dầu giảm nhẹ trong phiên giao dịch 14/5 sau khi dữ liệu của Chính phủ Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô của nước này bất ngờ tăng trong tuần trước, làm dấy lên lo ngại trong giới đầu tư về tình trạng dư thừa nguồn cung.
Giá dầu giảm trong phiên giao dịch chiều 14/5 do khả năng lượng dự trữ dầu thô của Mỹ tăng mạnh. Tuy nhiên, giá dầu vẫn duy trì gần mức cao nhất trong hai tuần qua nhờ tâm lý lạc quan sau khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có dấu hiệu hạ nhiệt.
Lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, đã có dấu hiệu tăng trong những tháng đầu năm.
Giá dầu thô tăng hơn 1 USD mỗi thùng trong phiên giao dịch ngày 6/5 tại thị trường châu Á.
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm vào tháng 3/2025. Điều này cho thấy nhu cầu đang tăng trưởng chậm hơn tốc độ xử lý của các nhà máy lọc dầu.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết dòng tiền đầu tư mạnh đã quay lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch ngày hôm qua 22/4. Sắc xanh chiếm ưu thế là kéo chỉ số MXV-Index tăng hơn 1,1% lên mức 2.197 điểm. Nổi bật trên thị trường nguyên liệu công nghiệp, giá ca cao bật tăng gần 6% trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt…
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết trong tuần giao dịch vừa qua (14-20/4), sau giai đoạn lao dốc mạnh, giá nhiều mặt hàng nhóm năng lượng, nguyên liệu công nghiệp đã bật tăng mạnh, nhất là hai mặt hàng dầu thô, dầu ít lưu huỳnh, xăng RBOB và cà phê.
Trung Quốc được cho là đã cắt giảm 90% lượng mua dầu thô của Mỹ trong bối cảnh chiến tranh thuế quan.
Ngày 15/4, Bộ trưởng Năng lượng Indonesia Bahlil Lahadalia cho biết nước này sẽ đề xuất tăng nhập khẩu dầu thô và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) từ Mỹ thêm khoảng 10 tỷ USD như một phần của các cuộc đàm phán thuế quan với Washington.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đối tác (OPEC+) trong tháng 3 đã tăng sản lượng dầu thô thêm 50.000 thùng/ngày so với tháng 2, đạt 34,78 triệu thùng/ngày, vượt mức thỏa thuận là 1,12 triệu thùng/ngày. Đây là báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) công bố ngày 15/4.
Giá dầu thế giới chốt phiên 14/4 tăng nhẹ nhờ thông tin Mỹ miễn trừ thuế quan đối với một số mặt hàng điện tử, cùng dữ liệu cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ trong nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc.
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch chiều 14/4 sau khi dữ liệu cho thấy nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ trong tháng 3/2025. Tuy nhiên, thị trường vẫn lo ngại rằng cuộc chiến thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ làm sụt giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu thấp.
Giá dầu đã giảm hơn 3% vào ngày 7/4, tiếp tục kéo dài đà giảm của tuần trước, khi căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc leo thang làm gia tăng lo ngại về suy thoái, điều này có thể làm giảm nhu cầu dầu thô.
Giá dầu sụt giảm hơn 3% vào sáng 7/4, kéo dài đà lao dốc của tuần trước trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái có thể làm giảm nhu cầu dầu thô.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa giáng một đòn mạnh vào những người kỳ vọng giá dầu tăng, khi công bố báo cáo cho thấy nguồn cung dầu thô đang vượt nhu cầu tới 600.000 thùng/ngày. Tổ chức này cũng hạ dự báo nhu cầu dầu toàn cầu cho cả năm 2025.