Dù các biện pháp trừng phạt quốc tế hiện nay không nhằm vào các loại thuốc nhập khẩu, song truyền thông Nga cảnh báo các hãng dược phẩm nước này có thể không còn đủ nguyên vật liệu và thành phần thuốc cần thiết.
Tuyên bố của Roszdravnadzor cho biết đã ghi nhận một số trường hợp bán lại thuốc trên mạng xã hội và các khu chợ. Roszdravnadzor cảnh báo, trong những trường hợp đó, người mua không thể được đảm bảo về chất lượng sản phẩm và có thể dẫn dến những hậu quả không thể đoán trước.
Tuần qua, Bộ Y tế Nga cho biết đã ghi nhận tình trạng thiếu hụt một số loại thuốc, do người dân đổ xô đi mua, đồng thời hối thúc người dân không nên mua quá số lượng cần thiết. Tuy nhiên, tuyên bố mới nhất của Roszdravnadzor không đề cập đến tình trạng thiếu hụt hay cho biết chi tiết về các biện pháp được áp dụng để ngăn chặn tình trạng bán lại thuốc, mà theo cơ quan này là “vi phạm pháp luật”.
Cũng trong ngày 30/3, Cơ quan chống độc quyền Liên bang Nga (FAS) thông báo đang điều tra 5 nhà cung cấp đường lớn của nước này trong bối cảnh giá đường tăng cao và thiếu hụt hiện nay.
Theo đó, FAS sẽ đánh giá “việc định giá đường” của 5 nhà cung cấp đến các cửa hàng, cũng như “lí do tăng giá tiềm tàng và giảm số lượng sản phẩm trên thị trường”. FAS cũng sẽ xem xét “chuỗi cung ứng đường, từ nhà sản xuất đến nhà bán lẻ”, đồng thời lưu ý những doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật có thể bị phạt tới 15% doanh thu hàng năm.
Tình trạng thiếu hụt hàng hóa và lạm phát tăng cao tại Nga sau khi nước này phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hôm 24/2 đã khiến nhiều người dân đổ xô dự trữ thực phẩm và thuốc men.