Báo nước ngoài đưa tin về nơi cứu hộ tê tê ở Việt Nam

Tran Van Truong nhẹ nhàng ôm lấy chú tê tê vào trong lòng, trấn an con vật nhút nhát vốn được giải cứu cách đây vài tháng.

Chú thích ảnh
Một con tê tê tại SVW. Ảnh: AFP

Kênh Aljazeera cho biết Truong hiện làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Động vật hoang dã (Save Vietnam’s Wildlife –SVW), nơi đã cứu hộ khoảng 2.000 con tê tê trong 6 năm qua.

Chàng trai 27 tuổi vẫn nhớ cái ngày anh tiếp cận hơn 100 con tê tế bị nhồi trong một bảo tải do cảnh sát thu giữ được từ một chiếc xe tải. Truong cho biết: “Hầu hết những con tê tê đó đã chết”.

Năm 2016, 186 quốc gia tham gia Công ước về Buôn bán quốc tế Các loài Động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp (CITES) chấm dứt buôn bán trái phép tê tê và bảo vệ loài này khỏi tuyệt chủng.

Chú thích ảnh
Bác sĩ thú y kiểm tra sức khỏe cho một con tê tê bị thương. Ảnh: AFP
Chú thích ảnh
Tê tê là loài động vật có vú, thường ăn kiến và mối. Ảnh: AFP
Chú thích ảnh
Tran Van Truong theo dõi video về con tê tê mới sinh tại SVW. Ảnh: AFP
Chú thích ảnh
Truong chăm sóc một con tê tê. Ảnh: AFP
Chú thích ảnh
Bắt rận trên người một con tê tê. Ảnh: AFP
Chú thích ảnh
Tại Việt Nam tê tê còn được gọi là trút hoặc xuyên sơn. Ảnh: AFP
Chú thích ảnh
Trong 6 năm qua, SVW đã giải cứu trên 2.000 con tê tê. Ảnh: AFP

Theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), trên thế giới có 8 loài tê tê, trong đó 4 loài sống tại châu Á và 4 loài sống tại châu Phi.

Có 2 lý do khiến tê tê thường bị săn bắt trộm, thứ nhất là thịt của chúng được coi là đặc sản và thứ hai là vẩy của tê tê được coi như một loại thuốc trong Đông y. Điều này khiến tê tê trở thành loài động vật có vú bị săn trộm nhiều nhất trên thế giới.

Hà Linh/Báo Tin tức
Trung Quốc rút tê tê khỏi danh mục thuốc cổ truyền 
Trung Quốc rút tê tê khỏi danh mục thuốc cổ truyền 

Truyền thông Trung Quốc ngày 9/6 thông báo nước này đã rút loài tê tê khỏi danh mục thuốc cổ truyền.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN