Anh muốn tái sử dụng chiến lược thời Chiến tranh Lạnh trong quan hệ với Nga?

Chiến lược này quy định việc thành lập Đơn vị Đánh giá Chiến lược làm nhiệm vụ giải quyết năng lực quân đội Anh nhằm ngăn chặn các mối đe dọa phát sinh từ những nước Anh coi là thù địch, trong đó có Nga, Iran và Trung Quốc.

Chú thích ảnh
Lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh tham gia tập trận trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ảnh: Hải quân Anh

Báo Bloomberg dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson đưa tin quốc gia châu Âu này đang xem xét việc áp dụng một chiến lược mà nước này không còn sử dụng từ thời Chiến tranh Lạnh để giải quyết mối đe dọa từ Nga. Chiến lược quy định việc thành lập Đơn vị Đánh giá Chiến lược làm nhiệm vụ đánh giá năng lực của quân đội Anh nhằm ngăn chặn các mối đe dọa phát sinh từ lực lượng thù địch.

Được hỗ trợ bởi một hội đồng gồm các chuyên gia, đơn vị đánh giá thường trực này cũng sẽ làm nhiệm vụ phân tích năng lực đáp trả của quân đội Anh trước các mối đe dọa thời điểm hiện đại.

Bộ trưởng Williamson lưu ý theo chiến lược mới, Anh sẽ tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của các tàu chiến, tàu ngầm và trực thăng tấn công và đẩy mạnh các hoạt động tấn công mạng.
Trước đó, vào năm 1980, tại Anh cũng đã thành lâp một đơn vị đánh giá tương tự. Song sau này, đơn vị bị giải tán do chính sách “mở cửa” của cựu lãnh đạo Xô Viết Mikhail Gorbachev.

Đầu năm nay, Bộ trưởng Williamson đã tiết lộ về Chiến lược Bắc Cực Quốc phòng mới của Vương quốc Anh, đưa ra lý do về các mối đe dọa ngày càng tăng trong khu vực trong bối cảnh Nga tìm cách quân sự hóa khu vực này.

Chính quyền London nhiều lần bày tỏ mối lo ngại về sự hiện diện và hoạt động quân sự ngày càng tăng của Nga ở khu vực Bắc Cực, đồng thời lo rằng các hoạt động hàng hải ở Bắc Cực có thể bị hạn chế.

Về phần mình, Moskva liên tục bác bỏ các cáo buộc, nhấn mạnh họ coi Bắc Cực là một khu vực phục vụ mục đích đối thoại mang tính xây dựng và hợp tác bình đẳng, không xung đột vì lợi ích của tất cả các quốc gia. Năm 2017, Chuẩn Đô đốc Nga Viktor Kochemazov, người đứng đầu đơn vị huấn luyện chiến đấu Hải quân Nga, khẳng định "trong tương lai, chúng tôi dự định gia tăng sự hiện diện ở Bắc Cực như một vấn đề an ninh quốc gia".

Trong một diễn biến liên quan, Hải quân Mỹ đang cân nhắc việc triển khai máy bay do thám “săn ngầm” P-8 Poseidon tới một căn cứ của nước này tại Alaska, trong một nỗ lực để mắt tới các hoạt động của Nga tại Bắc Cực. Bên cạnh đó, hồi tháng 8, đơn vị này cũng tái thành lập Hạm đội 2, với nhiệm vụ chính sẽ là mở rộng sự hiện diện của quân đội Mỹ tại khu vực hẻo lánh băng giá này.

Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Nhìn lại 4 năm Mỹ can dự quân sự tại Syria
Nhìn lại 4 năm Mỹ can dự quân sự tại Syria

Tổng thống Donald Trump ngày 19/12 bất ngờ tuyên bố rút toàn bộ binh sĩ khỏi Syria ngay lập tức, khép lại 4 năm can dự của Mỹ tại nước này và báo hiệu một thay đổi lớn trong chính sách Trung Đông của Washington.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN