Ông Kumar Paul đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh một số nước lo ngại các tác dụng của phụ của AstraZeneca liên quan tới chứng huyết khối tĩnh mạch (cục máu đông), trong khi nhiều nước như Bỉ, Canada, Australia... vẫn tin dùng. Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) bày tỏ "tin tưởng chắc chắn" vào hiệu quả của vaccine AstraZeneca trong phòng ngừa bệnh COVID-19. Dự kiến Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ sớm có kết luận cuối cùng về vấn đề này.
* Cùng ngày 17/3, chính quyền Palestine đã tiếp nhận lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên, được phân phối theo COVAX - chương trình phân phối vaccine cho các nước có thu nhập thấp và trung bình do WHO khởi xướng.
Theo người phát ngôn cơ quan y tế của Palestine, lô vaccine trên gồm 38.000 liều vaccine của Pfizer/BioNTech và 24.000 liều vacicne của AstraZeneca.
Dự kiến, trong vài tháng tới, Palestine sẽ tiếp tục nhận được vaccine theo cơ chế COVAX. Chính quyền Palestine đặt mục tiêu sẽ tiêm chủng được cho 20% người dân, với các đối tượng ưu tiên là nhân viên y tế, bệnh nhân thận và ung thư cũng như người trên 75 tuổi.
Tại Khu Bờ Tây, nơi có 3,1 triệu người Palestine sinh sống, đã ghi nhận 146.359 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, bao gồm 1.667 ca tử vong. Tại Dải Gaza đã ghi nhận hơn 57.891 ca dương tính, trong đó 572 ca tử vong.
Theo giới chức y tế ở Gaza, khoảng 8.500 người đã được tiêm chủng mũi đầu tiên của vaccine Sputnik V của Nga. Tại khu Bờ Tây, con số này là 5.000 người.