Ukraine cho biết nước này đã phát triển các phiên bản nâng cấp của thiết bị bay không người lái Mavic do Trung Quốc sản xuất, sau khi Bắc Kinh hạn chế xuất khẩu.
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của Hải quân Hàn Quốc ngày 23/9 cho biết tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Vermont của Hải quân Mỹ đã cập bến căn cứ hải quân ở thành phố Busan, cách thủ đô Seoul 320 km về phía Đông Nam, để tiếp tế và cung cấp chỗ nghỉ ngơi cho các thành viên thủy thủ đoàn, sau khi tiến hành các hoạt động trong khu vực.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 23/9 thông báo Trung đoàn không quân thuộc Lực lượng Không quân hải quân và Phòng không của Hạm đội Biển Đen của nước này đã tiến hành tập trận trên Biển Đen. Cuộc tập trận diễn ra thành công và các lực lượng đã trở về an toàn.
Quân đội Hàn Quốc tuyên bố sẽ áp dụng biện pháp quân sự cứng rắn nếu Triều Tiên "vượt qua ranh giới" với chiến dịch thả bóng bay mang rác, hoặc gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người dân Hàn Quốc.
Hàn Quốc và Mỹ có kế hoạch tiến hành vòng đàm phán thứ 8 tại Seoul trong ba ngày từ 25 - 27/9 để ký kết Thỏa thuận chia sẻ chi phí quốc phòng đặc biệt (SMA).
Nga và Trung Quốc trong thời gian gần đây đã gia tăng các cuộc tập trận quân sự trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ngày càng phức tạp, đặc biệt là liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Mặc dù Ấn Độ chính thức tuyên bố không tham gia vào việc cung cấp đạn dược cho Ukraine, một số nước châu Âu, như Italy và CH Séc, vẫn thường xuyên vận chuyển đạn pháo của Ấn Độ đến Ukraine.
Những vũ khí này bao gồm súng bắn tỉa Rekord SV-98M, súng máy hạng nhẹ RPL-20, robot cảm tử Lyagushka Wheeled, hệ thống phòng thủ Rapira chống thiết bị bay không người lái (UAV) và Hệ thống tự hành bánh xích hạng nặng Karakal.
Ngày 21/9, Trung Quốc và Nga đã bắt đầu cuộc tập trận hải quân chung phương Bắc/Tương tác năm 2024 tại thành phố Vladivostok, vùng Viễn Đông của Nga.
Tại cuộc diễu hành quân sự ngày 21/9, Iran đã công bố một tên lửa đạn đạo mới và một máy bay không người lái tấn công một chiều được nâng cấp, trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định Moskva và Bắc Kinh không cần phải tạo ra một liên minh quân sự.
Hãng tin Spiegel (Đức) ngày 20/9 đưa tin, nước này sẽ lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa trên ba phi cơ mới của chính phủ, được các nhà lãnh đạo cấp cao sử dụng.
Tuần qua, xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn dọc theo tiền tuyến, giao tranh dữ dội nhất diễn ra tại tỉnh Donetsk và vùng Kursk ở Nga.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 20/9, công ty LIG Nex1 của Hàn Quốc cho biết đã ký kết hợp đồng xuất khẩu tên lửa Cheongung-II (Thiên cung-II) trị giá 3.713,5 tỷ won (2,8 tỷ USD) với Bộ Quốc phòng Iraq, nâng số quốc gia sử dụng loại vũ khí này lên ba nước gồm Các Tiểu vương quốc A Rập thống nhất (UAE), Saudi Arabia và Iraq.
Ukraine đã lần đầu tiên tham gia tập trận chống thiết bị bay không người lái của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong bối cảnh khối quân sự này đang tìm cách thích ứng với sự phát triển nhanh chóng và rộng rãi của các hệ thống không người lái trong xung đột Nga - Ukraine.
Hai quan chức Mỹ ngày 20/9 tiết lộ nước này đang chuẩn bị một gói viện trợ quân sự trị giá 375 triệu USD cho Ukraine, phá vỡ xu hướng kéo dài nhiều tháng qua là viện trợ các gói nhỏ hơn cho Kiev để phục vụ các hoạt động quân sự chống Nga.
Với khoảng 40.000 binh sĩ, ít nhất 12 tàu chiến các loại và 4 phi đội chiến đấu cơ, lực lượng Mỹ tự tin đủ khả năng để bảo vệ chính mình và Israel trong trường hợp cần thiết.
Quân đội Mỹ đã điều khoảng 130 binh sĩ cùng với các bệ phóng tên lửa di động tới một hòn đảo hoang vắng ở quần đảo Aleutian phía Tây Alaska trong bối cảnh Nga gia tăng các hoạt động quân sự trong khu vực gần đây.
Quyết định mở rộng quy mô lực lượng vũ trang của Nga lên gần 2,4 triệu người, đưa quân đội Nga trở thành lực lượng lớn thứ hai thế giới, phản ánh chiến lược của Moskva nhằm đối phó với các mối đe dọa an ninh ngày càng tăng từ NATO và môi trường quốc tế phức tạp.
Israel đã không bình luận về cáo buộc nước này nhúng tay vào vụ việc máy nhắn tin và bộ đàm phát nổ hàng loạt tại Liban dẫn đến hàng nghìn thương vong, nhưng những diễn biến này lại gây chú ý đến một đơn vị bí mật của Tel Aviv, chuyên về chiến tranh mạng có tên 8200.
Dưới sự chỉ đạo của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, Triều Tiên đã thử tên lửa đạn đạo chiến thuật mới mang đầu đạn siêu lớn và tên lửa hành trình đã được cải tiến.