Số phận tàu sân bay trong thời đại vũ khí chính xác tầm xa

Tàu sân bay vẫn là nữ hoàng của biển cả, nhưng những con tàu hùng mạnh này có trở nên lỗi thời trong thời đại của vũ khí dẫn đường chính xác tầm xa.

Chú thích ảnh
Tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ. Ảnh: National Interest

Hải quân Mỹ sở hữu hạm đội tàu sân bay lớn nhất thế giới với 10 tàu lớp Nimitz và một tàu lớp Gerald R. Ford đang hoạt động. Trong khi đó, Trung Quốc có hai tàu sân bay và nhiều khả năng còn đóng thêm. Anh và Ấn Độ cũng đang chế tạo tàu sân bay, trong khi Nga và Pháp mỗi nước sở hữu một chiếc.

Theo tờ National Interest, với các lực lượng hải quân trên toàn thế giới, tàu sân bay là biểu tượng của uy tín và sức mạnh, giống như tàu chiến trong thời kỳ trước đó. Song ngày nay, liệu tàu sân bay có còn là một công cụ hữu hiệu của chiến tranh hay chúng chỉ là những cỗ máy xa xỉ "hữu danh vô thực"?

Nhiều người đã dự đoán sự sụp đổ của hàng không mẫu hạm kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai. Những con tàu khổng lồ và đắt tiền lại dễ bị tổn thương trước mọi mối đe dọa, vì thế cuộc tranh cãi về sự cần thiết của tàu sân bay vẫn tiếp diễn.

Các mối đe dọa với tàu sân bay, kể từ năm 1947, bao gồm đủ mọi thứ, từ ngư lôi dẫn đường, tên lửa hành trình cho đến các loại tên lửa hạt nhân chiến thuật. Cho đến nay, tàu sân bay vẫn là nữ hoàng của biển cả, nhưng những con tàu hùng mạnh này trên thực tế đã không phải đối mặt với một cuộc xung đột lớn nào kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai. Liệu tàu sân bay có trở nên lỗi thời trong thời đại của vũ khí dẫn đường chính xác tầm xa?

Video một trong 10 tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Mỹ:

Có lẽ chúng ta không có cách nào để biết chính xác điều đó. Mãi cho đến khi máy bay ném bom Nhật Bản đánh chìm tàu chiến HMS Prince of Wales và tàu tuần dương HMS Repulse của Hải quân hoàng gia Anh vào ngày 10/12/1941 ngoài khơi Malaysia, các cường quốc hải quân lớn nhất thế giới mới nhận ra rằng kỷ nguyên thống trị của thiết giáp hạm đã kết thúc. Trong khi đó, tàu sân bay lại chưa bao giờ phải đối mặt với một khoảnh khắc như vậy.

Chú thích ảnh
Chiến hạm Anh HMS Prince of Wales đang chìm xuống sau khi trúng bom từ máy bay Nhật Bản trong Thế chiến 2.

Nhiều nhà phân tích hải quân nghi ngờ rằng thời của các tàu sân bay đang dần khép lại vào nửa sau của Chiến tranh Lạnh khi Liên Xô phát triển các tên lửa hành trình chống hạm tầm xa tiên tiến, bên cạnh các loại máy bay, tàu mặt nước và tàu ngầm có khả năng phóng chúng đến những mục tiêu tàu chiến hùng mạnh.

Tuy nhiên, cả học thuyết của Liên Xô lẫn chiến lược Trận chiến Trên không của Hải quân Mỹ nhằm đánh bại một cuộc tấn công như vậy đều chưa được đưa vào thử nghiệm. Các tàu tuần dương Grumman F-14 Tomcat, Aegis và các tàu khác trong nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ chưa bao giờ đối đầu với Backfires Tupolev Tu-22M của Liên Xô, tàu ngầm hạt nhân tên lửa dẫn đường lớp Oscar hoặc tàu tuần dương lớp Slava và lớp Kirov cùng kho tên lửa của chúng.

Trong một phần tư thế kỷ kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, mối đe dọa đối với tàu sân bay lại là tình trạng không hoạt động và quyền lực của Mỹ trên toàn cầu không được kiểm soát.

Tuy nhiên, Trung Quốc – kể từ sau cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan năm 1996, khi tàu sân bay Mỹ USS Nimitz và nhóm tàu chiến đấu của nó đi qua eo biển giữa đại lục và Đài Loan - đã bắt đầu phát triển các biện pháp đối phó.

Những biện pháp đối phó đó của Bắc Kinh là một thế hệ mới tên lửa hành trình chống hạm và tên lửa đạn đạo, về mặt lý thuyết có thể làm tê liệt hoặc đánh chìm một hàng không mẫu hạm từ cách xa hơn 1.200 hải lý.

Xem đồ họa Trung Quốc phóng thử tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D:

Trung Quốc cùng với cường quốc Nga đang “hồi sinh” đã rót hàng tỷ USD để xây dựng một lực lượng mà theo lý thuyết có thể ghìm chân Hải quân Mỹ và các tàu sân bay của họ ở ngoài đại dương. Ý tưởng là Mỹ sẽ không dám mạo hiểm một tàu sân bay trị giá 13 tỷ USD để can thiệp vào một cuộc xung đột nước ngoài bởi vì việc mất đi hoặc thậm chí gây thiệt hại với một con tàu như vậy sẽ chẳng khác nào một thảm họa quốc gia.

Chú thích ảnh
Tàu ngầm Nga phóng thử tên lửa liên lục địa Bulava ngày 30/10/2019. Ảnh: TASS

Hải quân Mỹ khẳng định rằng các tàu sân bay của họ có thể chiến đấu trong sự bao vây của tên lửa đạn đạo chống hạm như DF-21D của Trung Quốc, nhưng không thể không tính đến tổn thất chính trị với Washington nếu một hàng không mẫu hạm lớp Nimitz bị hư hại hoặc bị phá hủy. Một sự kiện như vậy sẽ giáng một đòn quá nặng nề vào quốc thể và uy tín của Mỹ.

Ngay từ năm 1905, các nhà lý luận Hải quân Anh đã khẳng định rằng việc mất đi dù chỉ một tàu chiến sẽ tương đương với một thảm họa quốc gia vì có quá nhiều sức mạnh và tài nguyên chiến đấu được đầu tư vào một con tàu. Tất nhiên, vào thời điểm đó, những dự đoán này đã được chứng minh là đúng sau Trận Jutland trong Thế chiến thứ nhất. Ở trận này, hải quân của đế chế Đức không bao giờ trực tiếp thách thức sức mạnh của Hải quân Hoàng gia Anh bởi Berlin không muốn mạo hiểm các thiết giáp hạm đắt tiền của họ. Thay vào đó, người Đức tập trung vào tàu ngầm và chiến tranh thủy lôi, vì thế các tàu chiến phần lớn trở thành không liên quan, và cuối cùng đã gây tổn thất lớn với hạm đội tàu chiến của Anh.

Tàu sân bay - giống như thiết giáp hạm thời Thế chiến 1 - là một khoản đầu tư lớn của ngân khố quốc gia và tập trung một lượng lớn sức mạnh chiến đấu và uy tín quốc gia vào một nền tảng duy nhất. Với sự ra đời của các vũ khí dẫn đường chính xác tầm xa, tàu sân bay - giống như tàu chiến trước đây khi đối đầu với không quân - có thể trở nên dễ dàng bị tấn công. Và nếu một con tàu dễ bị tổn thương như vậy khi phục vụ ở tiền tuyến, thì tại sao phải chi trả đến 13 tỉ USD cho nó?

Tuy nhiên, cho đến khi có một cuộc xung đột quyền lực lớn khác nổ ra trên biển, thì số phận của tàu sân bay sẽ không rõ ràng. Có thể các hàng không mẫu hạm sẽ chứng minh giá trị của nó, nhưng cũng có thể chúng chỉ tỏ ra là một cỗ máy chiến tranh xa xỉ nhưng "hữu danh vô thực".

Thu Hằng/Báo Tin tức
Tàu sân bay Mỹ đi qua Eo biển Hormuz
Tàu sân bay Mỹ đi qua Eo biển Hormuz

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết nhóm tàu sân bay tấn công Abraham Lincoln ngày 19/11 đã di chuyển ngang qua Eo biển Hormuz nhằm thể hiện "cam kết" của Washington đối với tự do hàng hải, giữa lúc căng thẳng với Tehran.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN