Nga sẽ trở thành một "cực nam châm" trong thế giới đa cực?

Để trở thành một "cực nam châm", thu hút các quốc gia, Nga trước hết cần chứng tỏ chính sách phát triển tầm khu vực và thế giới, có tính thuyết phục cao.

Có thể thấy rõ vị thế của nước Nga không được như dưới thời Liên Xô.

Đây là mệnh đề mà Báo Độc lập (Nga) đề cập hôm đầu tuần qua, trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa phê chuẩn một khái niệm mới trong Chính sách đối ngoại của LB Nga.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn Kênh truyền hình NTV, Tổng thống Nga Putin khẳng định rằng "những mưu toan nhằm tạo ra một thế giới đơn cực hoàn toàn không được phê chuẩn (ở Nga)", và thế cân bằng trên thế giới "đang dần được khôi phục".

Khái niệm mới về Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga, do Tổng thống phê duyệt, đặc biệt chú trọng mục tiêu "củng cố vị thế của Liên bang Nga như một trong những trung tâm có ảnh hưởng nhất trong thế giới đương đại". Chính sách đối ngoại mới của Nga lưu ý rằng quá trình toàn cầu hóa hiện nay đã sản sinh những trung tâm mới có sức ảnh hưởng nhất định về kinh tế và chính trị. Khả năng của phương Tây, xưa nay vốn thống trị nền kinh tế và chính trị thế giới, hiện có xu hướng giảm. Sự đa dạng của các nền văn hóa và văn minh trên thế giới, tính đa dạng của các hình mẫu phát triển quốc gia đang thể hiện ngày một rõ ràng.

Chính sách đối ngoại mới của Nga khẳng định rằng phương Tây đang cố gắng duy trì vị thế của mình, cũng như bằng mọi cách kiềm chế các trung tâm thay thế, dẫn đến sự bất ổn trong quan hệ quốc tế và tăng cường sự nhiễu loạn trên thế giới. Tuy nhiên, một thế giới đơn cực, có lẽ, là không thể hình thành. Thế nhưng có rất nhiều cơ cấu, mà theo chính giới Nga, tự thân nó đã thể hiện sự đơn cực. Chẳng hạn, đó là sự hợp nhất của thế giới phương Tây (bao gồm Mỹ) với các mục tiêu mà chúng ta dễ dàng thấy rõ. Thực tế cho thấy bên cạnh Mỹ, cũng lại tồn tại một Liên minh châu Âu (EU), mà lợi ích của họ không phải lúc nào cũng tương đồng. Nga coi sự ủng hộ trong chính sách đối ngoại của Mỹ dành cho quốc gia châu Âu này hay một đất nước châu Âu khác và quy chế thực tế của "những con rối" của Washington là như nhau, mặc dù hành động của các quốc gia châu Âu cho thấy họ nhìn nhận cụ thể nguy cơ và lợi ích của các mối liên kết với nước ngoài cũng như có sự lựa chọn.

Bên cạnh đó, còn có một Trung Quốc và chính sách mở mang bờ cõi của họ, sự hiện diện của Trung Quốc không còn chỉ bó hẹp ở châu Á, mà người Trung Quốc đã vươn tới châu Phi và Nam Mỹ. Nước Nga, về mặt chính thống dựa theo quan điểm về chính sách ngoại giao cũng như các báo cáo thường xuyên của các chính trị gia, cũng luôn coi mình là một trung tâm thu hút, một "cực nam châm" trong một thế giới đa cực. Tất nhiên, đối với mỗi trung tâm trong một thế giới đa cực, không nên chỉ thể hiện quá lộ liễu tham vọng của mình, mà cần chứng tỏ sự sẵn sàng cũng như thực thi các biện pháp thúc đẩy nền văn minh nhân loại. Và điều này, dường như nước Nga đương đại vẫn chưa làm được.

Thúc đẩy nền văn minh của cả thế giới, nhìn lại quá khứ cho thấy đế chế của nước Nga Sa hoàng và nhà nước Liên Xô đã từng thực hiện. Hay Liên minh châu Âu, là mối liên kết giữa các quốc gia không chỉ dựa trên sự tương đồng về lịch sử dân tộc và nền văn hóa, mà còn vì lợi ích trong hội nhập kinh tế, thương mại. Trên thực tế họ cũng đã hủy bỏ biên giới quốc gia (Nhóm các nước Schengen) vì sự phát triển chung. Còn người Mỹ có mô hình xuất khẩu cái gọi là “nền văn minh kiểu Mỹ”, gồm các tiêu chí chính trị, nhân quyền, thể thức xã hội, triết học và nhiều
nền tảng khác.

Trung Quốc thì muốn chia sẻ hình thái phát triển, trước hết là mô hình phát triển kinh tế rất thành công của họ với các nước kém phát triển. Riêng Nga thì không. Ngay cả giúp các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) từng thuộc Liên Xô trước đây. Minh chứng rõ nhất cho luận cứ này chính là thực tế của Serbia, quốc gia có quan hệ đối tác, hữu nghị mật thiết với Nga, song vì lợi ích chiến lược quốc gia, nước này đã phải đâm đơn gia nhập EU. Giờ đây, để biến mình thành một cực thu hút, một trung tâm có tầm ảnh hưởng nhất định, Nga chủ trương xây dựng quân đội hùng mạnh, cũng như thúc đẩy phát triển mối quan hệ kinh tế với các quốc gia từng trong tầm ảnh hưởng của Liên Xô. Nhưng có thể thấy rõ vai trò và vị thế của nước Nga không được như dưới thời Liên Xô. Tờ báo Nga nhận định, có lẽ giờ đây Nga chỉ còn có thể thu hút quanh mình những quốc gia có xu hướng chống Mỹ.

Gia Linh (Theo Báo Độc lập, Nga)
Trung Quốc "âm thầm xâm nhập" vùng ảnh hưởng của Nga ở Trung Á
Trung Quốc "âm thầm xâm nhập" vùng ảnh hưởng của Nga ở Trung Á

Trung Quốc đã tiến hành những bước chưa có tiền lệ để trở nên chủ động hơn về mặt quân sự tại khu vực Trung Á nhằm tạo thế đối trọng với Nga, đồng thời bảo đảm an toàn cho các dự án do Bắc Kinh khởi xướng và khu vực biên giới, tạo bước đệm cho sự mở rộng quân sự tương lai và giảm tầm ảnh hưởng chung của Moskva.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN