Đối thoại giữa Mỹ và Nga về cuộc xung đột ở Ukraine có thể là yếu tố then chốt trong việc thúc đẩy các cuộc đàm phán giữa Washington và Bình Nhưỡng.
Ngày 20/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ bắt đầu chuyến công du kéo dài 3 ngày tại Nga với hy vọng mang lại một bước đột phá về xung đột Ukraine trong bối cảnh quốc gia châu Á tìm cách khẳng định mình là một nhà kiến tạo hòa bình trên trường quốc tế.
Trong bối cảnh khủng hoảng ngân hàng Mỹ và châu Âu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế toàn cầu, một số giám đốc điều hành đang kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tạm dừng lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ.
Thay vì những chiến đấu cơ hiện đại như F-16 mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mong muốn, các quốc gia phương Tây chỉ có thể gửi các máy bay MiG do Liên Xô sản xuất.
Mỹ và Thuỵ Sỹ chứng kiến khủng hoảng ngân hàng nghiêm trọng, Ba Lan và Slovakia gửi chiến đấu cơ cho Ukraine, Tổng thống Hàn Quốc thăm Nhật Bản, căng thẳng Nga – Mỹ gia tăng sau vụ UAV MQ-9 của Mỹ rơi ở Biển Đen và lễ trao giải Oscar lần thứ 95 là những sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đang có chuyến thăm 2 ngày tới Nhật Bản bắt đầu từ 16/3. Chuyến thăm được cho là bước đi phá băng, đánh dấu bước ngoặt trong cải thiện mối quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai nước đồng minh tại khu vực Đông Bắc Á sau khi hai bên giải quyết được bất đồng về bồi thường cho lao động cưỡng bức trong Chiến tranh thế giới thứ Hai.
Từ ngày 8/3 tới nay, thế giới đón nhận một loạt tin sốc, từ sự sụp đổ của một ngân hàng nhỏ ít ai để ý là Silvergate Bank, tới sự sụp đổ của ngân hàng đứng thứ 16 tại Mỹ - Silicon Valley Bank (SVB) và gần đây nhất là việc ngân hàng có tính chất toàn cầu Credit Suisse của Thuỵ Sỹ rơi vào khốn khó. Tuy nhiên, dư luận đã được trấn an không chỉ bởi các tuyên bố của lãnh đạo mà lo lắng cũng dịu bớt khi thấy những hành động thực tế.
Credit Suisse đã nhận được "phao cứu sinh", nhưng không thể loại trừ con đường dẫn đến một cuộc khủng hoảng mới.
Trong khi căng thẳng giữa Moskva và Washington về vụ máy bay không người lái của Mỹ rơi ở Biển Đen vẫn tiếp diễn, NATO đang có lập trường thận trọng đối với các sự cố liên quan đến Nga.
Vụ phá sản ngân hàng lớn thứ hai trong lịch sử nước Mỹ, diễn ra trong vòng chưa đầy 48 giờ, được cho là đã có sự "tiếp tay" của truyền thông xã hội.
Trong 5 ngày có tới 3 ngân hàng ở Mỹ với tổng tài sản gần 340 tỷ USD đã sụp đổ, trong đó vấn đề của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) đã trở thành cú sốc trên thị trường tài chính phố Wall.
Nhật Bản đang cân nhắc xuất khẩu vũ khí sang các quốc gia đang trong xung đột, chẳng hạn như Ukraine, trong nỗ lực được cho là sẽ nâng cao uy tín của Tokyo trong lĩnh vực an ninh toàn cầu.
Số tiền trong quỹ bảo hiểm tiền (DIF) gửi đến từ phí bảo hiểm mà các ngân hàng chi trả cũng như tiền lãi từ các quỹ đầu tư vào trái phiếu và chứng khoán, nhưng chính DIF cũng có thể hết tiền hoặc gặp sự cố.
Vụ phóng tên lửa mới nhất của Bình Nhưỡng có thể châm ngòi cho cuộc chạy đua vũ trang tên lửa trên Bán đảo Triều Tiên.
Việc mua tàu ngầm năng lượng hạt nhân được Thủ tướng Australia miêu tả là “bước nhảy vọt lớn nhất” trong lịch sử năng lực phòng vệ của đất nước.
Chỉ trong vòng ba ngày, hai ngân hàng lớn của nước này là Silicon Valley Bank (Ngân hàng Thung lũng Silicon - SVB) và Signature Bank (SB) lần lượt sụp đổ và tuyên bố ngừng hoạt động. Đặc biệt, việc một “đế chế” như SVB phá sản đang phủ bóng mây u ám lên thị trường tài chính của nền kinh tế số 1 thế giới.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ không dùng tiền thuế của người dân để giải quyết cuộc khủng hoảng ngân hàng đang diễn ra.
Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine, Washington và Kiev đã sát cánh cùng nhau và Tổng thống Joe Biden cam kết sẽ hỗ trợ Kiev “đến chừng nào còn cần”. Tuy nhiên, sau hơn một năm xung đột, hai quốc gia ngày càng có nhiều bất đồng về mục tiêu đặt ra trong cuộc chiến, cách thức và thời điểm kết thúc xung đột.
Hạt nhựa siêu nhỏ - vi nhựa (microplastics) và nước thải đã qua xử lý của các nhà máy hạt nhân được coi là những mối đe dọa lớn tiềm ẩn đối với sức khỏe con người.
Trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Mỹ đang phải trải qua giai đoạn căng thẳng, các nhà kinh tế tại ngân hàng Goldman Sachs cho rằng Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) - sẽ không tăng lãi suất trong tháng 3 này.
Các thị trường trên toàn cầu đang chuẩn bị cho những biến động lớn trong tuần này, khi các số liệu kinh tế quan trọng và nhiều cuộc họp chính sách sẽ diễn ra trong bối cảnh tình hình xung quanh sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) - vụ phá sản ngân hàng lớn nhất tại Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 - vẫn chưa hạ nhiệt.