Trước động thái áp thuế mới từ chính quyền Tổng thống Trump, Trung Quốc có phản ứng thận trọng thay vì đối đầu trực diện. Giới quan sát nhận định Bắc Kinh đang tính toán kỹ lưỡng, tránh leo thang xung đột thương mại trong bối cảnh kinh tế nội địa vẫn còn thách thức.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Mỹ trong tuần này được coi là bước ngoặt cho quan hệ song phương, với những hợp tác sâu hơn trong các lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, thương mại đầu tư và chia sẻ công nghệ cao.
Việc tái thiết Ukraine đang đặt ra một vấn đề lớn - thuyết phục các quốc gia và nhà đầu tư rót hàng tỷ USD viện trợ và đầu tư vào một quốc gia đang có xung đột.
Bằng cách đóng vai trò là nhà cung cấp, khách hàng thay thế của nền kinh tế Nga trên thị trường toàn cầu, các nước châu Á đã giảm đáng kể tác động của lệnh trừng phạt từ phương Tây với Moskva.
Việc tìm ra chiếc tàu lặn chỉ là bước đầu tiên, giải cứu nó có thể là một thách thức hoàn toàn khác.
Đức cần Trung Quốc, nhưng cũng muốn giảm thiểu sự phụ thuộc vào nước này.
Các nhà phân tích cho rằng việc tiếp cận Trung Đông của Trung Quốc thiên về ổn định khu vực để đảm bảo lợi ích của chính họ.
Các cuộc bầu cử ở châu Âu và Mỹ có thể đặt ra câu hỏi về sự hỗ trợ của phương Tây đối với Ukraine và bất kỳ thách thức nào cũng có khả năng liên quan đến việc hạn chế viện trợ tài chính và vũ khí cho Kiev.
Saudi Arabia đã trở thành đối tác đối thoại trong SCO và nước này cũng có ý định tham gia BRICS, điều được cho là sẽ mang lại những lợi thế nhất định cho Riyadh.
Một thỏa thuận tạm thời sẽ cho phép Iran trả tự do cho các công dân Mỹ để đổi lấy việc giải phóng tài sản bị phong tỏa trị giá hàng tỷ USD của Iran.
Các nhà lãnh đạo châu Phi đang tìm cách đóng vai trò trung gian hòa bình giữa Nga và Ukraine, nhưng đề xuất khó được chấp nhận trong bối cảnh tình hình phức tạp.
Quân đội Ukraine đang thăm dò hệ thống phòng thủ của Nga khi mùa xuân nhường chỗ cho mùa hè giao tranh thứ hai. Nhưng các nhà phân tích nói rằng Moskva đã rút được nhiều bài học để cải thiện vũ khí cũng như chiến thuật của mình.
Mỹ muốn ngân sách quốc phòng của châu Âu đến tay các công ty Mỹ, nhưng các nhà lãnh đạo EU hy vọng sẽ thúc đẩy các ngành công nghiệp quốc phòng của chính họ.
Nga đang bị suy giảm lực lượng lao động do xung đột ở Ukraine và vấn đề di cư. Đặc biệt, ngành công nghiệp Nga phải đối mặt với tình trạng thiếu công nhân cần thiết để thúc đẩy kinh tế.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm 3 quốc gia Mỹ Latinh với một loạt thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết bao trùm nhiều lĩnh vực, đặc biệt là chính trị, kinh tế, thương mại, năng lượng, khoa học - công nghệ và y tế.
Xung đột Nga-Ukraine và hậu quả của đại dịch COVID-19 đang làm gián đoạn hoạt động vận chuyển, khiến một số doanh nghiệp cân nhắc lại cách tiếp cận đối với chuỗi cung ứng.
Theo các quan chức từ ba quốc gia, chính quyền Mỹ đã lặng lẽ đàm phán với Iran để hạn chế chương trình hạt nhân của nước này, cũng như trả tự do cho một số công dân.
Mặc dù đã cắt đứt đáng kể các mối liên kết công nghiệp và năng lượng của châu Âu với Nga, tổn thất đối với phương Tây vẫn nghiêm trọng so với những tác động dự kiến đối với nền kinh tế Nga.
Các công ty Mỹ đang trả khoảng 1 tỷ USD mỗi năm cho cơ quan hạt nhân thuộc sở hữu nhà nước của Nga để mua nhiên liệu tạo ra hơn một nửa năng lượng không phát thải của Mỹ. Vì sao từ một cường quốc làm giàu uranium, Mỹ lại đang phụ thuộc như vậy?
Việc Nga tăng cường hoạt động ngoại giao chưa từng có đối với châu Phi được thúc đẩy bởi nhu cầu đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế trước sự cô lập từ phương Tây liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Trong nhiều tháng nay, châu Âu đã bị cuốn vào một cuộc tranh luận về việc ai sẽ thay thế Tổng Thư ký Stoltenberg, người dự kiến kết thúc nhiệm kỳ đã được gia hạn vào tháng 9 tới, sau gần 10 năm đảm nhiệm cương vị này.