NASA phóng vệ tinh nghiên cứu Mặt Trời

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng thành công một vệ tinh khám phá tầng khí quyển thấp của Mặt Trời. NASA cho biết tên lửa đẩy mang vệ tinh khoa học cùng máy quang phổ IRIS đã được phóng lên quỹ đạo vào lúc 2h27 phút (giờ GMT) ngày 28/6 từ bờ biển California.

NASA dự định nghiên cứu vùng bí ẩn nằm trong tầng khí quyển thấp của Mặt Trời. Ảnh: Internet


Mục tiêu của dự án có kinh phí 182 triệu USD này là quan sát chuyển động của vật chất Mặt Trời. Thời gian thực hiện dự án tối thiểu là hai năm. Cụ thể, vệ tinh sẽ tìm hiểu cách thức tập hợp năng lượng và tăng nhiệt tại một vùng bí ẩn nằm trong tầng khí quyển thấp của Mặt Trời. Vùng này nằm giữa vùng quang quyển của Mặt Trời và vành nhật hoa, nơi tập trung phát ra tia cực tím và gây tác động nhiều nhất đến khoảng không gian gần Trái Đất cũng như khí hậu của Trái Đất.

Máy quang phổ IRIS sẽ chụp ảnh với độ phân giải rất cao vùng này. Nhờ đó, các nhà khoa học hy vọng có thể tìm hiểu và giải thích được nguyên nhân phát ra vật liệu Mặt trời, chẳng hạn như gió Mặt Trời, cũng như tìm hiểu khả năng chúng phá hủy công nghệ của con người như thế nào.

Các nhà khoa học của NASA hy vọng IRIS sẽ giúp họ hiểu được vùng nằm giữa bề mặt của Mặt Trời và vành nhật hoa của Mặt Trời, nơi được cho là chứa đựng nguồn năng lượng khổng lồ nhưng cũng hết sức bí ẩn. NASA cho biết sẽ dùng thử máy quang phổ IRIS trong một tháng trước khi kích hoạt chế độ tự quan sát.


TTXVN/Tin tức

NASA đưa thiết bị theo dõi gió đại dương lên ISS

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo sẽ đưa thiết bị ISS-Rapid Scat lên Trạm Vũ trụ quốc tế vào năm 2014 để đo tốc độ gió cũng như xác định hướng gió trên bề mặt các đại dương.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN