Về vấn đề này, Điều 6 Thông tư 1/2025/TT-BNV mới đây quy định cách tính hưởng chính sách thôi việc đối với viên chức và người lao động.
Viên chức và người lao động quy định tại Điều 2 Thông tư này được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP; đồng thời được hưởng 3 chính sách quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 10 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP như sau:
1. Trợ cấp thôi việc:
Đối với người nghỉ thôi việc trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:
Đối với người nghỉ thôi việc từ tháng thứ 13 trở đi:
2. Trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
3. Được hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng dẫn tại Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 15/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2023).
Như vậy, nếu bạn là viên chức xin nghỉ việc đợt này, bạn sẽ được hưởng 3 chế độ trợ cấp. Khác với cán bộ cấp xã nghỉ việc ở khoản trợ cấp thứ 3, viên chức nghỉ việc sẽ hưởng bảo hiểm thất nghiệp nếu chưa đi làm ngay, còn cán bộ công chức cấp xã nghỉ việc sẽ được 3 tháng lương hiện hưởng. Do vậy, bạn căn cứ cụ thể quy định trên để tính mức hưởng trợ cấp khi nghỉ việc, chuyển công tác khác.