Bạn đọc hỏi: Tôi thử việc tại một công ty. Xin cho hỏi, thường thời gian thử việc là bao lâu và nếu hết thời gian thử việc, công ty không có động thái gì, tôi phải làm gì?
Trong bối cảnh cải cách hành chính và sắp xếp bộ máy Nhà nước, việc thực hiện các chính sách đối với người lao động, đặc biệt là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nghỉ hưu trước tuổi, trở thành một vấn đề quan trọng và được nhiều người quan tâm.
Tổng cục Thống kê thông tin, thu nhập bình quân của lao động quý I/2024 là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 301.000 đồng so với quý IV/2023 và tăng 549.000 đồng so với cùng kỳ năm 2023.
Trình độ tay nghề và tính chuyên nghiệp là những yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, đồng thời quyết định đến thu nhập, đời sống người lao động. Đây là những yếu tố người lao động cần bổ sung nhiều hơn trước xu thế mới, nhất là khi ngày càng nhiều doanh nghiệp tái cấu trúc, sắp xếp lại lao động, đặc biệt là Nghị định 70/2023/NĐ-CP ngày 18/9/2023 của Chính phủ đã mở thêm cánh cửa cho người lao động có tay nghề chuyên môn cao.
Dù bị ảnh hưởng rất nhiều trước sự bùng nổ của công nghệ cũng như suy thoái kinh tế, nhưng thị trường lao động vẫn có chỗ đứng cho những người có đủ các yêu cầu về chuyên môn cũng như kỹ năng.
Ngày 9/2, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Giang tổ chức phiên giao dịch việc làm đầu Xuân, kết nối với 9 tỉnh, thành phố phía Bắc nhằm giới thiệu, cung cấp thông tin “việc cần người, người cần việc” cho các doanh nghiệp và người lao động.
Ngày 17/11, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước, một số đơn vị tổ chức Phiên giao dịch việc làm dành cho người lao động EPS (Hàn Quốc) và thực tập sinh IM Japan (Nhất Bản) về nước, và trao giải cuộc thi “Lao động EPS hồi hương thành công năm 2022”.
Chiều ngày 28/10, tại Hà Nội, Trung tâm Tài chính vi mô và phát triển (M&D), Quỹ Citi đã tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệp và tổng kết dự án Đào tạo nghề nhằm hỗ trợ sinh kế bền vững cho thanh niên khởi nghiệp – giai đoạn III.
Bạn đọc hỏi: Sau khi nghỉ việc bao lâu thì bảo hiểm thất nghiệp hết hạn? trường hợp quên lấy thì có mất không?
Công tác tuyển sinh với các trường cao đẳng, trung cấp năm nay kéo dài hơn mọi năm do khối các trường đại học vẫn đang tuyển bổ sung. Bên cạnh các trường cao đẳng, trung cấp đang chật vật tuyển sinh nhưng vẫn có những trường đã cơ bản "về đích" trong cuộc đua này khi gắn đào tạo với việc làm.
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), thị trường lao động phục hồi tich cực từ đầu năm đến nay dẫn đến tình trạng thiếu lao động cục bộ. Bên cạnh đó, thị trường lao động đang tồn tại nghịch lý là lao động thiếu việc làm trong khi doanh nghiệp lại thiếu lao động.
Theo Quyết định số 19/2022/QĐ-TTg quy định về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2022-2024; có 3 nhóm lao động được hưởng lương bằng 1,8 lần mức lương cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) Nhà nước quy định.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi) lấy ý kiến người dân. Đáng chú ý có đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mở rộng, phát triển kỹ năng nghề hướng tới thị trường lao động bền vững.
Để hạn chế lao động đi làm tại nước ngoài bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) và các địa phương thực hiện các giải pháp đồng bộ về tuyên truyền và đề xuất ký quỹ.
Bình quân thu nhập của người lao động những tháng đầu năm 2022 là 6,5 triệu đồng, tăng 5,3% so với cùng kỳ; khu vực thành thị là 8 triệu đồng/tháng, khu vực nông thôn là 5,6 triệu đồng/tháng.
Ngày 30/8, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 269/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị "Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập".
Việc một số nước mở cửa lại thị trường lao động thời gian gần đây, đã tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu lao động gia tăng. Tuy nhiên, cùng với những mặt tích cực, cũng xuất hiện tình trạng lừa đảo, lôi kéo lao động đi làm việc ở nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”.
Theo đánh giá của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện thị trường lao động phục hồi tương đối tốt, song tình trạng thiếu lao động cục bộ đang diễn ra, đặc biệt dự báo sẽ thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao như lĩnh vực tài chính, công nghệ thông tin, logistics…
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), thị trường lao động trong nước chỉ có khoảng 11% lao động có kỹ năng nghề cao và hơn 26% người lao động đã qua đào tạo, có bằng cấp, chứng chỉ. Số lao động còn lại phần lớn thiếu kỹ năng, không đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.
Các thị trường lao động ngoài nước truyền thống của Việt Nam đã có thay đổi chính sách thích ứng với dịch COVID-19 để đẩy mạnh các hoạt động phục hồi kinh tế, sản xuất kinh doanh, do đó, nhu cầu tiếp nhận lao động sẽ gia tăng. Đây là thời cơ thuận lợi để Việt Nam tăng cường đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Việc thực hiện kế hoạch đưa 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2022 là hoàn toàn khả thi.
Hiện có gần 50.000 lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp.