Những loại thực phẩm nào dễ có nguy cơ gây ngộ độc Botulinum

Các loại thực phẩm có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Clostridium Botulinum nếu không đảm bảo an toàn thực phẩm và được ủ, bọc kín.

Chú thích ảnh
Vi khuẩn Clostridium Botulinum. Ảnh: Theo VFA.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), vi khuẩn Clostridium Botulinum tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau, gặp môi trường bất lợi nó tạo lớp vỏ bọc (nha bào), khi gặp môi trường thuận lợi, có dinh dưỡng, thiếu không khí, các nha bào này phá vỡ vỏ bọc, sinh sôi, phát triển và sinh độc tố. Do vậy, đối với những thực phẩm đã nhiễm vi sinh vật, nha bào, độc tố, người dân tốt nhất là không nên tiếp tục sử dụng.

Theo đó, các loại thực phẩm đóng hộp dễ có nguy cơ bị ngộ độc Botulinum nhất; bên cạnh đó, tất cả các lọai thực phẩm khác như: Rau, củ, quả, hải sản... vẫn có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Clostridium Botulinum nếu không đảm bảo an toàn thực phẩm và được ủ, bọc kín.

Các loại thực phẩm phổ biến dễ gây ngộ độc Botulinum là các thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo; nhất là các loại thực phẩm sử dụng túi hút khí để chứa đựng; không đun chín kỹ thức ăn trước ăn cũng có nguy cơ gây ngộ độc.

Để phòng chống ngộ độc do Botulinum, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo:

- Trong sản xuất, chế biến phải dùng những nguyên liệu bảo đảm an toàn thực phẩm, tuân thủ theo đúng yêu cầu quy định về vệ sinh trong quy trình sản xuất. Trong sản xuất đồ hộp, phải chấp hành chế độ khử khuẩn một cách nghiêm ngặt.

- Chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.

- Thực hiện ăn chín, uống sôi; ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín.

- Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá. Với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối...) cần đảm bảo phải chua, mặn; khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.

- Khi người dân xuất hiện các triệu chứng ngộ độc Botulinum, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

TN/Báo Tin tức
Thông tin mới nhất về 3 bệnh nhi bị ngộ độc Botulinum
Thông tin mới nhất về 3 bệnh nhi bị ngộ độc Botulinum

Tối 25/5, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) cho biết, một trong 3 trường hợp nhập viện điều trị do ngộ độc Botulinum sức khỏe đã cải thiện và sẽ xuất hiện ngày mai (26/5). Hai trường hợp còn lại vẫn còn thở máy thông số thấp.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN