Giải ngân vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt thấp

Việc giải ngân năm nay đạt thấp do có nhiều khó khăn và vướng mắc. Đáng quan tâm là các quy định đề ra trong chương trình mục tiêu quốc gia chưa phù hợp với điều kiện thực tế.

Tỉnh Quảng Bình được Chính phủ giao hơn 678 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 trên địa bàn. Trong số đó, đáng chú ý, nguồn đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có tỷ lệ vốn giải ngân thấp nhất với chỉ gần 102 tỷ đồng, bằng khoảng 25% so với kế hoạch được giao.

Chú thích ảnh
Tuyên truyền chính sách ưu đãi đến các đối tượng thụ hưởng tại huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình). Ảnh: TTXVN phát

Theo UBND tỉnh Quảng Bình, việc giải ngân năm nay đạt thấp do có nhiều khó khăn và vướng mắc. Đáng quan tâm là các quy định đề ra trong chương trình mục tiêu quốc gia chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nên gây khó khăn trong quá trình triển khai, thực hiện.

Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, định mức vốn đầu tư phát triển hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ là thấp so với đơn giá trên địa bàn tỉnh nên gây khó khăn trong quá trình thực hiện. 

Theo quy định về hỗ trợ nhà, ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng/hộ, ngân sách địa phương hỗ trợ tối thiểu 4 triệu đồng/hộ, trong khi để xây dựng được một căn nhà cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở tỉnh Quảng Bình cần ít nhất khoảng từ 90 - 120 triệu đồng.

UBND tỉnh Quảng Bình đã có kiến nghị về cơ chế, chính sách phù hợp thực tế địa phương gửi đến Chính phủ và các bộ, ngành liên quan nhằm giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia từ nay cho đến những năm tiếp theo.

PV
Vốn chính sách tiếp sức bà con dân tộc thiểu số Kon Tum thoát nghèo
Vốn chính sách tiếp sức bà con dân tộc thiểu số Kon Tum thoát nghèo

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum đã đưa nguồn vốn tín dụng chính sách theo các chương trình tín dụng tiếp cận với bà con nhân dân. Nhờ đó, đời sống của người dân dần được cải thiện, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã vươn lên thoát nghèo bền vững.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN