Triển vọng xét nghiệm qua hơi thở để phát hiện dấu vết virus SARS-CoV-2

Dấu vết của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có thể được phát hiện trong các hạt chất lỏng siêu nhỏ (khí dung) có trong hơi thở trong một khoảng thời gian rất ngắn. Đây là phát hiện của một nghiên cứu mới từ Đại học Gothenburg (Thụy Điển). 

Chú thích ảnh
Triển vọng xét nghiệm qua hơi thở để phát hiện dấu vết của virus SARS-CoV-2. Ảnh: eurekalert.org

Các phát hiện trên đã được công bố trên tạp chí Cúm và Virus đường hô hấp khác. Phương pháp trên được thực hiện bằng công cụ nghiên cứu Hạt trong không khí (PExA), do Học viện Sahlgrenska phát triển. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng một vài hơi thở là đủ để phát hiện dấu vết của virus trong các hạt khí dung khi người nhiễm bệnh thở ra từ các ống (đường) hô hấp nhỏ, ít nhất là trong giai đoạn đầu khi mắc COVID-19.

Theo đó, nghiên cứu sinh Emilia Viklund, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết đã phát hiện các hạt chứa virus axit ribonucleic (RNA) chỉ trong vài hơi thở. Những hạt này có đường kính rất nhỏ - dưới 5 micromet. Theo tác giả Viklund, các phương pháp nghiên cứu khí dung có thể là cách tốt để bổ sung cho các phương pháp đo lường và theo dõi COVID-19 hiện nay. Nhìn chung, việc phân tích không khí thở ra có tiềm năng rất lớn để nghiên cứu sự lây lan của bệnh và vị trí của virus trong đường hô hấp.

Tuy nhiên, theo Giáo sư Anna-Carin Olin, người phát minh ra PExA, nhận định các virus đường hô hấp như SARS-CoV-2 có khả năng tập trung chủ yếu ở mũi và cổ họng, và việc lấy mẫu từ dịch tiết ở những khu vực đó để xác định có nhiễm bệnh hay không là điều dễ dàng nhất. Ngược lại, phương pháp xét nghiệm qua hơi thở ra là một phương pháp rất hứa hẹn để nghiên cứu cách virus ảnh hưởng đến các ống hô hấp nhỏ và ảnh hưởng này thay đổi như thế nào trong quá trình bệnh.

Phương Oanh (TTXVN)
Mỹ: Học sinh chưa tiêm phòng có nguy cơ mắc COVID-19 cao gấp 8 lần
Mỹ: Học sinh chưa tiêm phòng có nguy cơ mắc COVID-19 cao gấp 8 lần

Theo một nghiên cứu của hiệp hội khoa học ABC Science Collaborative tiến hành đối với một trường học ở North Carolina (Mỹ), học sinh chưa tiêm phòng COVID-19 có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 8 lần so với học sinh đã tiêm phòng. Nghiên cứu này được đăng trên trang mạng của báo Pediatrics ngày 22/2.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN