Liều vaccine tăng cường kéo dài hiệu quả ngừa biến thể Omicron

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí JAMA Network Open (Mỹ), hiệu quả của các vaccine phòng COVID-19 giảm theo thời gian trong ngăn ngừa nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 cũng như các triệu chứng bệnh.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Cailungo, San Marino. Ảnh: AFP/TTXVN

Nghiên cứu này đánh giá và phân tích tổng hợp dữ liệu thu thập được từ 40 cuộc nghiên cứu, cho thấy sau 6 tháng kể từ khi hoàn thành các liều tiêm cơ bản, hiệu quả của vaccine trong ngăn ngừa nhiễm Omicron và xuất hiện triệu chứng giảm xuống dưới 20%. Sau 9 tháng kể từ khi tiêm mũi vaccine tăng cường, hiệu quả ngăn lây nhiễm là dưới 30%, trong khi khả năng ngăn các triệu chứng bệnh chỉ còn khoảng 13%.   

Cũng theo nghiên cứu nói trên, so với biến thể Delta, hiệu quả của các vaccine trên đối với biến thể Omicron giảm rõ rệt và nhanh hơn.

Theo bác sĩ John Brownstein, chuyên gia dịch tễ học thuộc Bệnh viện Nhi Boston, kết quả trên không gây ngạc nhiên vì các nhà nghiên cứu đã biết về việc hiệu quả vaccine suy giảm theo thời gian. Bác sĩ Brownstein cho rằng không nên hiểu kết quả nghiên cứu đồng nghĩa với việc phủ nhận hiệu quả của vaccine, thay vào đó nghiên cứu cho thấy vẫn cần tiêm chủng để duy trì sự bảo vệ theo thời gian.

Văn Khoa (TTXVN)
Vaccine ngừa COVID-19 không gây ra các vấn đề nghiêm trọng về kinh nguyệt
Vaccine ngừa COVID-19 không gây ra các vấn đề nghiêm trọng về kinh nguyệt

Việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 không khiến phụ nữ có nhiều nguy cơ hơn phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế về các vấn đề kinh nguyệt. Đây là kết luận của một nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển, vừa được công bố trên tạp chí chuyên ngành BMJ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN