Từ 11/5, Mỹ chấm dứt yêu cầu tiêm vaccine phòng COVID-19 với du khách quốc tế

Ngày 1/5, Nhà Trắng thông báo từ ngày 11/5 tới chấm dứt yêu cầu tiêm vaccine phòng COVID-19 đối với du khách quốc tế cũng như các nhân viên liên bang.

Chú thích ảnh
Người dân được tiêm vaccine phòng COVID-19 tại New York City, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Thông báo nêu rõ Mỹ "sẽ chấm dứt yêu cầu tiêm vaccine phòng COVID-19 đối với các nhân viên liên bang, nhà thầu liên bang, khách quốc tế đi đường hàng không vào Mỹ từ cuối ngày 11/5, cũng là ngày kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế công do đại dịch COVID-19".

Trong khi đó, Bộ An ninh nội địa Mỹ thông báo kể từ ngày 12/5, Mỹ sẽ không còn yêu cầu du khách nước ngoài nhập cảnh qua đường bộ và đường thủy phải tiêm phòng COVID-19 và xuất trình chứng nhận tiêm vaccine.

Ước tính hơn 1 triệu người đã tử vong do COVID-19 tại Mỹ kể từ khi dịch bùng phát. Theo Nhà Trắng, yêu cầu tiêm phòng đã thúc đẩy việc tiêm vaccine trên toàn nước Mỹ, chiến dịch tiêm vaccine đã giúp cứu sống hàng triệu người. Kể từ tháng 1/2021, các ca tử vong do COVID-19 tại Mỹ đã giảm 95% và số ca nhập viện giảm gần 91%. Trên toàn cầu, số ca tử vong do COVID-19 ở mức thấp nhất kể từ đầu đại dịch. Nhà Trắng cho biết đại dịch đã ngừng lại, do đó chính phủ quyết định dỡ bỏ các biện pháp hạn chế liên quan đến dịch COVID-19

Ngày 10/4 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một đạo luật quy định "chấm dứt tình trạng khẩn cấp quốc gia liên quan đến đại dịch COVID-19". Quyết định này khép lại việc tài trợ tốn kém cho các xét nghiệm COVID, tiêm vaccine miễn phí và các biện pháp khẩn cấp khác bắt đầu thực hiện từ tháng 1/2020 nhằm đưa nền kinh tế lớn nhất thế giới thoát khỏi đại dịch toàn cầu.

Đặng Ánh (TTXVN)
Pfizer và BioNTech đề nghị EU trả tiền cho việc hủy mua vaccine ngừa COVID-19
Pfizer và BioNTech đề nghị EU trả tiền cho việc hủy mua vaccine ngừa COVID-19

Ngày 30/4, báo Finacial Times đưa tin trong bối cảnh dư thừa vaccine ngừa COVID-19, Tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ) và công ty công nghệ sinh học BioNTech (Đức) đã đưa ra đề nghị mới với Liên minh châu Âu (EU), trong đó có điều khoản các nước thành viên trong khối phải trả 50% giá thành của mỗi liều vaccine ngừa COVID-19 (khoảng 10 euro) bị hủy hợp đồng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN