Smit chia sẻ: “Mọi việc thật tồi tệ. Bạn luôn phải chịu phân biệt đối xử. Mọi người không thể hiểu nổi tại sao bạn không có giấy tờ tùy thân giống như bao người khác’.
Rất nhiều trẻ em ở khu vực nghèo khó như La Cava, Buenos Aires chưa hề được đăng ký giấy khai sinh. |
Một nghiên cứu do Đại học Công giáo và tổ chức phân tích chính sách công Iadepp tiến hành trong tháng 10 và tháng 12/2011 ở Argentina cho thấy có tới 1,6% công dân dưới 17 tuổi (168.000 người) và 2,3% trẻ dưới 4 tuổi không được đăng ký khai sinh.
Kể từ năm 2009, chính phủ Argentina đã có các biện pháp đơn giản hóa thủ tục giấy tờ hành chính, tạo điều kiện để cha mẹ đăng ký khai sinh miễn phí cho con tại các bệnh viện lớn. Tuy nhiên, theo ông Jorge Álvarez, Giám đốc của Iadepp, nhiều người không hề nhận ra sự đổi mới này.
Một người không có giấy khai sinh sẽ không thể tiếp cận với dịch vụ y tế, giáo dục hoặc luật pháp. Họ không thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật thậm chí khi họ là nạn nhân. Họ còn gặp rất nhiều khó khăn khi muốn du lịch hay thuê một nơi để ở. Họ không hề có quyền thừa kế, không thể bầu cử, làm việc hợp pháp hay nghỉ hưu hoặc được nhận phúc lợi xã hội.
Tuy chưa có con số thống kê chính thức về những người không có giấy tờ tại Argentina nhưng trong bài phát biểu ngày 14/8/2009, Tổng thống Cristina Fernández đã đề cập tới "1.275.000 người dưới 18 tuổi không hề có giấy tờ tùy thân”. |
Álvarez nói: “Trong thập kỷ qua, nhiều chính sách công đã tập trung hỗ trợ người nghèo đồng thời khích lệ họ đăng ký giấy khai sinh cho con cái. Tuy nhiên, bằng cách nào đó, điều này không đủ sức cuốn hút với các bậc phụ huynh. Một vài điều đã xảy ra trong tâm trí khiến họ hành động khác đi”.
Trong trường hợp của Smit, không có lý do rõ ràng tại sau cậu là đứa trẻ duy nhất trong gia đình không được đăng ký giấy khai sinh. Cậu đã hỏi cha mẹ rất nhiều lần nhưng họ chỉ trả lời rằng họ đã lỡ thời hạn chót. Smit nói: “Cha mẹ không bao giờ giải thích tại sao họ không đăng ký giấy khai sinh cho tôi”.
Rào cản văn hóa cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này, Alejandra Martínez, điều phối viên của Microjusticia Argentina - nhóm các luật sư và tình nguyện viên đóng góp tích cực cho quyền nhận dạng và tiếp cận luật pháp của người nghèo. Martínez cho biết: “Họ cảm thấy không hoàn toàn tiếp cận được và dịch vụ này không dành cho họ”.
Công ty nơi Smit đang làm việc đã đưa ra tối hậu thư khi anh 18 tuổi là làm giấy khai sinh hoặc nghỉ việc. Việc đăng ký giấy khai sinh muộn đòi hỏi hàng loạt thủ tục hành chính và phí khác nhau khiến Smit cảm thấy lo ngại.
Sau đó Smit rục rịch đi làm giấy tờ tuy nhiên 3 năm sau anh mất dần hy vọng khi một luật sư đã lừa gạt và bỏ trốn với khoản tiền 900 USD của anh. Tình cờ Smit biết được số điện thoại của Microjusticia. “Với sự hỗ trợ của họ, tôi đã hoàn thành tất cả giấy tờ chỉ trong một năm", Smit hồ hởi chia sẻ.
Nhiều trẻ em đã không thể đến trường do thiếu giấy khai sinh. |
Vấn đề thường xuất hiện trong các khu ổ chuột nơi Microjusticia luôn tích cực hỗ trợ người dân có được giấy tờ. Florencia Yaccarino, một thành viên của Microjusticia: “Chúng tôi gọi họ là “những người vô hình” không chỉ vì họ không có giấy tờ tùy thân mà còn vì họ đang phải sống trong những nơi không được tiếp cận với nước sạch và nhiều yếu tố vệ sinh khác”.
Microjusticia đã chia thành 16 đơn vị rải rác trong các khu ổ chuột tại Buenos Aires và kể từ năm 2010 và hoàn thành giấy tờ pháp lý cho 700 người.
Việc thiếu giấy tờ tùy thân không chỉ là vấn đề của người Argentina mà còn cả đối với những người nhập cư. 30% trường hợp không có giấy tờ gửi đề nghị tới Microjusticia Argentina để nhận lời khuyên đều là từ những người nhập cư gốc Paraguay, Bolivia và Peru.
Người dân từ các nước láng giềng đã chuyển đến Argentina để được định cư hợp pháp nhưng nhiều người cảm thấy bất lực trước những vấn đề quan liêu liên quan. Kết quả là người dân gốc Paraguay, Bolivia và Peru sẽ tiếp tục sống hàng năm trời ở Argentina mà không có giấy tờ tùy thân.