Hạn, mặn đồng bằng sông Cửu Long: Lúa chết hàng loạt, nước sạch cạn khô

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng khốc liệt. Đã có hơn 39.000 ha lúa bị thiệt hại, hơn 96.000 hộ gặp khó khăn về nước sinh hoạt, dự báo con số thiệt hại sẽ tiếp tục tăng lên. Nếu như đợt xâm nhập mặn năm 2016 được xem là đợt mặn kỷ lục, 100 năm mới lặp lại, thì mùa khô năm 2020 đã phá vỡ mọi kỷ lục được xác lập trước đó. 

Chú thích ảnh
Các kênh, rạch trên địa bàn huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đều cạn trơ đáy do hạn hán, xâm nhập mặn.
Chú thích ảnh
Cô Võ Thị Loan (52 tuổi, ngụ xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) đang đi mót củi trên nền đất nứt nẻ do khô hạn, xâm nhập mặn. Cô Loan chia sẻ, chưa có năm nào hạn, mặn khốc liệt như năm nay. Đây là kênh lớn ven đê trên địa bàn xã để phục vụ tưới tiêu cho ruộng đồng và sinh hoạt, nhưng đến nay đã cạn trơ đáy. 
Chú thích ảnh
Ông Hồ Văn Mười, trưởng ấp 5 xã Tân Phước (huyện Gò Công Đông) đang cầm trên tay những cây lúa bị chết do hạn, mặn tấn công. Ông Mười cho biết, trên địa bàn ấp 5 có 110 ha diện tích lúa, thì 23ha bị thiệt hại do hạn, mặn. Trong đó, có 13 ha thiệt hại từ 70% trở lên và có hơn 4 ha mất trắng không thể thu hoạch.

Ghi nhận của phóng viên Báo Tin tức tại tỉnh Tiền Giang (1 trong 5 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng hạn, mặn nghiêm trọng nhất), chỉ riêng tại xã Tân Phước (huyện Gò Công Đông), tình hình hạn, mặn đã gây thiệt hại trên dưới 200 ha lúa vụ Đông Xuân. Bên cạnh đó, nguồn nước sinh hoạt cũng rất thiếu thốn, người dân phải tìm đến các ao, hồ trên địa bàn xã để múc nước về sinh hoạt gia đình.

Chú thích ảnh
Riêng xã Tân Phước, có gần 3.500 hộ với gần 18.000 nhân khẩu đang bị thiếu nước sinh hoạt. Các xã khác thuộc huyện Gò Công Đông cũng đang lâm vào cảnh tương tự.
Chú thích ảnh
Hội tình nguyện "Gió yêu thương" trong những ngày qua đã kêu gọi các mạnh thường quân, nhà hảo tâm quyên góp mua mước ngọt từ TP Hồ Chí Minh chở về phát cho bà con nhân dân sinh hoạt. Theo chia sẻ của anh Huỳnh Đạt, trong thời gian qua, hội tình nguyện đã chở 5 xe nước, tương đương với 85 khối nước sạch về cho bà con ở xã Tân Phước dùng. Sắp tới, hội tình nguyện sẽ tiếp tục đồng hành cùng người dân ở huyện Giồng Trôm và Ba Tri (Bến Tre).
Chú thích ảnh
Người dân mang can đi đựng nước.
Chú thích ảnh
Cô Nguyễn Thị Chanh (xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông) chia sẻ: "Ngày nào tôi cũng phải đi lấy nước, mỗi lần lấy chỉ được vài can. Đây là nước sạch được phát miễn phí nên mọi người ai cũng phải nhường và tiết kiệm, chỉ dùng để nấu ăn và uống, còn nước tắm, giặt đồ thì đi tìm ở các ao, hồ trên địa bàn". 
Chú thích ảnh
Người dân xếp hàng nhận nước sạch từ các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh mang về phát miễn phí.
Chú thích ảnh
Những can nước sạch sau khi lấy về người dân sẽ trữ trong các lu để dùng dần.
Chú thích ảnh
Nước sạch được phát miễn phí được gia đình cô Nguyễn Thị Lợi ấp 5, xã Tân Phước dùng rất tiết kiệm trong sinh hoạt.
Chú thích ảnh
Người dân tìm đến ao, hồ trong đền thờ Trương Định nằm trên địa bàn xã Gia Thuận để múc về dùng để tắm và giặt đồ. 
Tin, ảnh: Mạnh Linh/Báo Tin tức
EVNSPC chung tay chống hạn mặn
EVNSPC chung tay chống hạn mặn

Trước tình hình hạn mặn gay gắt ở Đồng bằng sông Cửu Long, trong những ngày qua, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã tập trung cao độ việc triển khai đầu tư kéo điện phục vụ các trạm bơm nước ngọt đời sống và sản xuất trong vùng. Đồng thời tiến hành trao tặng hệ thống lọc nước ngọt và hàng trăm bình nước uống cho người dân tại các vùng bị nhiễm mặn tại Tiền Giang và Bên Tre.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN