WHO cảnh báo nguy cơ từ vi khuẩn tả tăng cao tại châu Âu do biến đổi khí hậu

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 15/11 đã cảnh báo châu Âu đang bị đe dọa bởi tình trạng lan rộng nhanh chóng vi khuẩn họ Vibrio sống trong nước, có thể gây bệnh tả, viêm cân mạc và nhiễm trùng máu, do tác động từ biến đổi khí hậu.

Chú thích ảnh
Vi khuẩn Vibrio cholerae thích nóng và có thể gây bệnh tả. Ảnh: newscientist.com

Cảnh báo này dựa trên công bố mới của tạp chí y khoa The Lancet (Hà Lan), trong đó nêu rõ hiện tượng nước biển ấm lên khiến số người trên toàn thế giới bị phơi nhiễm vi loại vi khuẩn gây bệnh này lên tới 1,4 tỷ người, mức cao nhất từ trước tới nay.

Báo cáo của The Lancet nhấn mạnh “từ năm 1982 tới nay, mỗi năm chiều dài các đường bờ biển đủ độ ấm cho vi khuẩn Vibrio sinh sôi tăng thêm 329km trên phạm vi toàn cầu, trong đó mối đe dọa này là đặc biệt nghiêm trọng tại châu Âu, châu lục chiếm tới 142km trong tổng số nêu trên”.

Vi khuẩn họ Vibrio có hình cong dấu phẩy (do đó được gọi là phẩy khuẩn), không bắt mầu gram, không sinh nha bào, di động nhanh nhờ có một lông. Phẩy khuẩn tả có thể tồn tại dễ dàng trong môi trường nghèo dinh dưỡng và mặn, do đó có thể sinh sống và lan rộng trong nước biển có nhiệt độ phù hợp.

Lê Hà (TTXVN)
CHDC Congo trải qua một trong những đợt dịch tả lớn nhất thế giới
CHDC Congo trải qua một trong những đợt dịch tả lớn nhất thế giới

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 27/10 cho biết, trong năm nay, tại Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) đã có tới hơn 41.000 trường hợp mắc bệnh tả, khiến 314 người tử vong. Hiện quốc gia này đang trải qua một trong những đợt bùng phát dịch tả lớn nhất thế giới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN