Mường Nhé - vùng cực tây Tổ quốc đang vươn mình đổi mới- bài 3

Những năm gần đây, nhận thức rõ tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận quần chúng nhân dân, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã tăng cường chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo.

Chú thích ảnh
Cán bộ Trung tâm khuyến nông huyện Mường Nhé tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng cây mắc ca cho đồng bào dân tộc Hà Nhì, bản Pờ Nhù Khò, xã Sín Thầu huyện Mường Nhé.

Bài 3: Củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, đấu tranh loại bỏ các tà đạo

Quan tâm đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô cho biết: Thời gian qua, cấp ủy và chính quyền địa phương cùng lực lượng chức năng đã thường xuyên chỉ đạo củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị tại cơ sở, chú trọng nâng cao hoạt động của các Đảng bộ, chi bộ ở các địa bàn vùng dân tộc, tôn giáo có hoạt động ly khai tự trị lập "Nhà nước Mông", hoạt động các tà đạo.  

Tỉnh ủy Điện Biên đã chỉ đạo các ban, ngành chức năng tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng, chất lượng đội ngũ cán bộ tại cơ sở để có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác.

Đặc biệt, thực hiện Đề án của Bộ Công an về việc điều động bổ nhiệm lực lượng Công an chính quy xuống đảm nhận chức danh thay thế công an xã, huyện ủy, UBND các huyện đã bổ nhiệm, thay thế 87 trưởng, phó công an xã, bố trí 2 phó công an xã đối với 18 xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự, bổ sung, thay thế 270 công an viên để đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới.  

Ông Nguyễn Quang Hưng, Bí thư huyện ủy Mường Nhé cho biết: Đến nay, hệ thống chính trị ở các địa bàn bị ảnh hưởng tà đạo, hoạt động ly khai tự trị lập "Nhà nước Mông" đã từng bước được củng cố, kiện toàn, có nhiều đóng góp tích cực trong công tác tuyên truyền vận động quần chúng, mạnh dạn đứng lên tấn công chính trị, đấu tranh phản bác các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các loại tà đạo trên địa bàn góp phần giải quyết vấn đề tà đạo, giữ vững an ninh trật tự tại địa phương.

“Trong thời gian qua Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, giảm tỉ lệ đói nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, từng bước nâng cao đời sống của đồng bào DTTS tại địa bàn có tà đạo, hoạt động ly khai tự trị lập "Nhà nước Mông". Đặc biệt, trong năm 2020, Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện chủ trương của Đảng ủy Công an Trung ương trực tiếp là đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an đã phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam kêu gọi, vận động xã hội hóa để thực hiện xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo tại huyện Mường Nhé, Nậm Pồ góp phần xây dựng Mường Nhé, Nậm Pồ thành "điểm sáng" cả về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, trở thành "phên dậu", "thành trì" bảo vệ vững chắc biên cương, chủ quyền biên giới quốc gia khu vực phía Tây Bắc Tổ quốc”, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô cho biết.

Đến nay, Điện Biên đã hoàn thành 100% việc hỗ trợ làm nhà, bàn giao cho 1.149 hộ nghèo ở huyện Mường Nhé với kinh phí 55 tỉ đồng và 613 hộ nghèo người dân tộc thiểu số ở huyện Nậm Pồ với kinh phí 30 tỉ đồng. Qua nắm tình hình dư luận quần chúng nhân dân đối với các chương trình xã hội hóa của Bộ Công an về hỗ trợ làm nhà cho các hộ nghèo huyện Mường Nhé, Nậm Pồ cho thấy, nhân dân vùng dự án đều rất vui mừng, phấn khởi, đánh giá đây là các chương trình hết sức ý nghĩa và nhân văn, nhằm giúp đỡ các hộ nghèo góp phần từng bước nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo, từ đó giúp nhân dân yên tâm lao động sản xuất, ổn định cuộc sống, tạo thế trận lòng dân vững chắc, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội tại khu vực biên giới của Tổ quốc.

Chú thích ảnh
Gia đình anh Chu Khai Phà, dân tộc Hà Nhì ở bản Pờ Nhù Khò, xã Sín Thầu có 1 ha nương và chăn nuôi hơn 20 con trâu bò mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng từ trồng trọt và chăn nuôi.

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền vận động quần chúng

Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô cho rằng, thời gian tới, Công an Điện Biên tiếp tục tập trung chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động quần chúng, tín đồ, đấu tranh xóa bỏ tà đạo "Giê Sùa", "Bà Cô Dợ" trên địa bàn.  

Trong đó, lực lượng công an làm nòng cốt đã tăng cường hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sỹ xuống các địa bàn trọng điểm, phức tạp trong vùng DTTS để tham mưu, phối hợp với cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở tổ chức tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; âm mưu, hoạt động lợi dụng dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch, công khai hóa đối tượng hoạt động vi phạm pháp luật và quản lý, giáo dục các đối tượng ngay tại cộng đồng dân cư, giúp dân ổn định cuộc sống, xóa đói giảm nghèo và giải quyết ổn định các vụ việc về an ninh trật tự ngay tại cơ sở, đã đạt được kết quả nhất định.

Lực lượng công an chủ động gặp gỡ, trao đổi thông tin và đề nghị 5 Tổng hội Tin lành (Tin lành Việt Nam miền Bắc, Liên hữu cơ đốc Việt Nam, Cơ đốc phục lâm Việt Nam, Truyền giảng phúc âm Việt Nam và Hội thánh Phúc âm đời đời - An Bình hạnh phúc) tăng cường quản lý hoạt động tôn giáo, tham gia đấu tranh lên án, tẩy chay tà đạo "Giê Sùa", "Bà Cô Dợ" và vận động quần chúng tín đồ không tin theo lời lôi kéo của kẻ xấu.  

Thượng tá Lò Văn Khiêm, Phó trưởng Phòng An ninh nội bộ, Công an tỉnh Điện Biên cho biết, qua gặp gỡ các Tổng hội thể hiện trách nhiệm trong đấu tranh phản bác và tinh thần hợp tác với chính quyền cơ quan chức năng. Giáo hội Cơ đốc phục lâm Việt Nam, Tổng hội Liên hữu cơ đốc Việt Nam, Hội thánh Phúc âm đời đời - An bình hạnh phúc đã nhiều lần cử các đoàn mục sư trực tiếp vào các huyện Mường Nhé, Mường Chà, Tuần Giáo, Điện Biên Đông để tham gia tuyên truyền vận động quần chúng, tín đồ từ bỏ các tà đạo quay trở lại các hệ phái tôn giáo hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Làm tốt công tác vận động quần chúng, tranh thủ người có uy tín, chức sắc trong tôn giáo và phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại các địa bàn bị ảnh hưởng luận điệu tuyên truyền tà đạo, hoạt động ly khai tự trị, lập "Nhà nước Mông". Trong đó, lực lượng công an tranh thủ phát huy vai trò của 1.259 lượt chức người có uy tín, chức sắc, chức việc trong tôn giáo tham gia tuyên truyền, vận động số dân bị ảnh hưởng tà đạo "Giê Sùa", "Bà Cô Dợ" đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở, tác động, hướng lái quần chúng, tín đồ theo tà đạo chuyển sang tin theo các hệ phái Tin lành phù hợp.  

Đến thời điểm hiện tại, đại bộ phận đồng bào đã nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn lừa gạt của các thế lực thù địch và đối tượng xấu, yên tâm lao động sản xuất. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cũng được nâng lên, củng cố thêm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và Từ năm 2018 đến nay, Huyện ủy, UBND các huyện Mường Nhé, Nậm Pồ, Tuần Giáo, Mường Chà và Điện Biên Đông đã tổ chức 17 hội nghị, 10 cuộc vận động tập trung, 249 buổi họp dân, tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Luật tín ngưỡng, tôn giáo, bản chất phản động của tà đạo "Giê Sua", "Bà Cô Dợ", kết hợp chiếu phim tuyên truyền tại các bản bị ảnh hưởng với 12.715 lượt người tham gia.

Qua tuyên truyền đã vận động được 196/199 hộ, 1.209/1.229 người cam kết từ bỏ tà đạo "Giê Sùa" chuyển sang các hệ phái Tin lành và 26/55 hộ, 132/330 người từ bỏ tà đạo "Bà Cô Dợ" chuyển sang các hệ phái Tin lành.  

Bài cuối: Phát huy lợi thế, tập trung nguồn lực để đưa Điện Biên phát triển

Bài và ảnh: Viết Tôn/Báo Tin tức
Mường Nhé - vùng cực tây Tổ quốc đang vươn mình đổi mới - bài 2
Mường Nhé - vùng cực tây Tổ quốc đang vươn mình đổi mới - bài 2

Trên địa bàn tỉnh Điện Biên, từ năm 2015 đến nay xuất hiện một số loại tà đạo xâm nhập vào địa phương, chủ yếu vào vùng dân tộc Mông theo đạo Tin lành, như: Tà đạo "Giê Sùa", "Bà Cô Dợ", "Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ", "Ân điển cứu rỗi", "Tia Chớp phương Đông"...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN