Cựu Tư lệnh Hải quân Mỹ đề xuất đưa vũ khí hạt nhân đến Nhật Bản

Phó đô đốc John Bird, nguyên Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương, hiện đã nghỉ hưu, cho rằng đề xuất trang bị vũ khí hạt nhân cho Nhật Bản sẽ buộc Trung Quốc phải đồng ý gây thêm áp lực đối với Triều Tiên.

Theo ông Bird, Mỹ cần nhất trí mở rộng năng lực vũ khí hạt nhân tại Thái Bình Dương tới Nhật Bản để đối phó với mối đe dọa do chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên gây ra.

Hệ thống tên lửa đánh chặn tên lửa Patriot nâng cao 3 (PAC-3) của Nhật Bản. Ảnh: AFP

Ông Bird nhận xét: “Nhiều chuyên gia nói rằng chúng ta nên đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật đến Tây Thái Bình Dương, với ngầm ý Nhật Bản không còn xem 'chiếc ô hạt nhân' của Mỹ là đủ để bảo vệ nên đang theo đường lối riêng".

Phó đô đốc John Bird nhấn mạnh các cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào Triều Tiên có thể được đảm bảo theo một số điều kiện. Theo ông, đề xuất trang bị vũ khí hạt nhân ở Nhật Bản sẽ tạo thế cân bằng trong khu vực, đồng thời khiến Trung Quốc từ bỏ việc yêu cầu Mỹ tháo dỡ Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc.

Ông Bird nhận định: “Trung Quốc lo ngại về THAAD và sẽ rất lo ngại việc Nhật Bản trang bị vũ khí hạt nhân nên nếu họ cho rằng có khả năng đó, có thể họ sẽ sẵn sàng gây áp lực với Triều Tiên”, đồng thời cho biết thêm đây là biện pháp ngoại giao duy nhất có thể tác động tới Bắc Kinh.

Ông Bird cùng cựu Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Stephen Rademaker đều cho rằng Triều Tiên đã tăng cường vị thế chống lại Mỹ và các đối thủ trong khu vực, như Hàn Quốc và Nhật Bản. Bình Nhưỡng cũng đã giảm sự phụ thuộc vào Bắc Kinh trong thời gian gần đây, trong bối cảnh Trung Quốc ủng hộ nghị quyết mới của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trừng phạt Triều Tiên hồi đầu tháng này.

Theo ông Rademaker, quan điểm của Triều Tiên là không thể có chuyện giải trừ vũ khí hạt nhân và Hiến pháp nước này ghi rõ đây là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Ông cho biết: “Chúng ta phải thuyết phục họ thay đổi quan điểm hoặc đàm phán nhằm hạn chết khả năng hạt nhân của Bình Nhưỡng”.

Nghị quyết của Liên hợp quốc đã khiến căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và và Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã dọa phóng tên lửa đến khu vực gần đảo Guam nơi có căn cứ quan trọng của Mỹ ở Thái Bình Dương. Căng thẳng có phần hạ nhiệt sau khi Triều Tiên tạm ngưng kế hoạch này. Tuy nhiên, cuộc tập trận giữa Mỹ và Hàn Quốc vào tuần tới có thể khiến căng thẳng leo thang trở lại.

TTXVN/Tin Tức
SIPRI: Vũ khí hạt nhân đang được hiện đại hóa
SIPRI: Vũ khí hạt nhân đang được hiện đại hóa

Ngày 2/8, Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết ngay cả khi số lượng vũ khí hạt nhân tiếp tục giảm xuống, 9 quốc gia sở hữu kho hạt nhân đang phát triển hoặc triển khai các hệ thống vũ khí mới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN