Tờ Telegraph (Anh) nhận định rằng quân đội nhiều quốc gia trên khắp thế giới đang sở hữu lượng vũ khí hạt nhân có sức công phá đến hàng triệu kiloton.
Tháng 12/2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp với các quan chức quốc phòng nước này khẳng định gia tăng năng lực hạt nhân là mục tiêu chủ đạo năm 2017. Sau đó không lâu, Tổng thống Mỹ Donald Trump lên mạng xã hội Twitter cam kết rằng Mỹ sẽ thực hiện điều tương tự.
Máy bay của không quân Mỹ giám sát một cuộc thử hạt nhân tại Thái Bình Dương năm 1958. |
Những sự kiện như trên đã dẫn đến lo ngại về năng lực hạt nhân trên thế giới và tính chất khó đoán định của những nước đang sở hữu vũ khí hạt nhân.
Những quốc gia nào sở hữu vũ khí hạt nhân?Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Mỹ là những quốc gia được Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân (ký năm 1968) ghi nhận chính thức sở hữu loại vũ khí này.
Tuy nhiên, 5 quốc gia này không được sản xuất hoặc duy trì vũ khí hạt nhân trong lâu dài. Thay vào đó, các quốc gia này đều cam kết sẽ loại bỏ vũ khí hạt nhân.
Bên cạnh đó, có 4 quốc gia khác nắm trong tay vũ khí hạt nhân là: Pakistan, Ấn Độ, Israel và CHDCND Triều Tiên. Tờ Telegraph ước tính 4 quốc gia này sở hữu 340 vũ khí hạt nhân. Chính phủ những nước này đã không ký Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân.
Nga và Mỹ đang là hai quốc gia có nhiều vũ khí hạt nhân nhất trên thế giới khi chiếm khoảng 88% tổng số. Con số này có thể đạt mức 93% nếu tính cả những vũ khí hạt nhân đã “về vườn”.
Theo tờ Telegraph, toàn thế giới có khoảng 15.000 vũ khí hạt nhân. Trong đó, 10.000 vũ khí vẫn “tại ngũ” và số còn lại đang chờ được vô hiệu hóa.
Số vũ khí hạt nhân này nguy hiểm đến mức nào?Theo nghiên cứu của Telegraph, số vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga kết hợp có thể tạo ra sức công phá 6.600 megaton, tương đương tổng số năng lượng Mặt Trời mà Trái Đất hấp thụ trong một phút.
Theo trang mạng NukeMap, nếu thả quả bom hạt nhân lớn nhất hiện nay của Mỹ là B-83 thì 1,4 triệu người sẽ chết trong vòng 24 giờ đầu tiên. Khoảng 3,7 triệu người khác sẽ bị thương bởi bán kính bức xạ nhiệt của quả bom này có thể đạt 13km.
Trong khi đó, quả bom nhiệt hạch lớn nhất mà Liên Xô từng thử nghiệm là Tsar Bomba. Nếu thả nó tại New York (Mỹ), ước tính có thể giết 7,6 triệu người và khiến 4,2 triệu người khác bị thương.
Vũ khí hạt nhân của cả Mỹ và Nga đều bị quản lý bởi một số hiệp ước quy định hạn chế về số lượng, loại đầu đạn và hệ thống vận chuyển mà hai nước này sở hữu.