Tháng 10 tới đây, phương Tây sẽ mất đi cơ hội cuối cùng để áp đặt lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc (LHQ) như một phần của thỏa thuận hạt nhân Iran. Liệu điều này có đẩy Iran đến quyết định chế tạo vũ khí hạt nhân?
Cuộc tấn công ngày 8/1 của UAV Ukraine nhắm vào kho nhiên liệu tại khu phức hợp Kristal không chỉ gây tổn thất về hậu cần, mà còn đặt Tu-160, loại máy bay ném bom tầm xa hàng đầu, có khả năng mang vũ khí hạt nhân của Liên bang Nga trước rủi ro trong vận hành.
Trong cuộc phỏng vấn được tờ Financial Times công bố ngày 4/1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington đã “rất lo ngại” về việc Nga có thể đang cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Vừa qua, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi nhấn mạnh nước này sẵn sàng thảo luận về các cuộc đàm phán liên quan đến vũ khí hạt nhân nếu được phía Mỹ tiếp cận một cách tôn trọng.
Trong bối cảnh chi tiêu cho vũ khí hạt nhân toàn cầu tăng mạnh, đạt 91,4 tỷ USD vào năm ngoái, doanh số bán các hầm trú ẩn hạt nhân tư nhân cũng ghi nhận tăng trưởng đáng kể.
Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin cho biết việc sử dụng đồng thời các hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mà nước này sẽ sản xuất hàng loạt có sức mạnh tương đương vũ khí hạt nhân.
Anh, Pháp, Đức mới đây đã tuyên bố sẵn sàng khôi phục tất cả các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào Iran để ngăn chặn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko xác nhận rằng vũ khí hạt nhân hiện diện ở Belarus và mạnh hơn nhiều so với tên lửa Oreshnik.
Ngày 10/12, Liên đoàn các tổ chức nạn nhân bom nguyên tử Nhật Bản (Nihon Hidankyo) đã nhận Giải Nobel Hòa bình tại thủ đô Oslo (Na Uy), đồng thời kêu gọi thế giới loại bỏ vũ khí hạt nhân trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng gây lo ngại loại vũ khí nguy hiểm này có thể lại được sử dụng.
Ngày 1/12, Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan đã chính thức lên tiếng về việc trả lại số vũ khí hạt nhân mà Ukraine đã từ bỏ sau khi Liên Xô sụp đổ.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Pháp, ông Nicolas Lerner vừa cảnh báo Iran có thể sở hữu vũ khí hạt nhân trong vòng vài tháng tới.
Quyết định cho phép Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ tấn công sâu hơn vào nội địa Nga không làm tăng nguy cơ tấn công hạt nhân, bất chấp những tuyên bố mạnh mẽ từ Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo dữ liệu từ Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), Nga hiện sở hữu khoảng 5.580 đầu đạn hạt nhân, chiếm 47% kho dự trữ toàn cầu. Trong số đó, khoảng 1.710 đầu đạn được triển khai, nhiều hơn so với con số 1.670 của Mỹ.
Sau khi cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấn công vào lãnh thổ Liên bang Nga, theo tờ Thời báo New York, một số quan chức phương Tây giấu tên đã gợi ý rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể cân nhắc cung cấp vũ khí hạt nhân cho Kiev.
Ngày 25/11, Lãnh đạo cấp cao Nga lên tiếng cảnh báo về hậu quả trước khả năng các nước tiến hành chuyển giao vũ khí hạt nhân cho Ukraine.
Theo Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (SVR) Sergei Naryshkin, danh sách mở rộng các căn cứ để Moskva sử dụng vũ khí hạt nhân trong chính sách răn đe hạt nhân mới cập nhật đã loại bỏ khả năng đánh bại nước này trên chiến trường.
Ngày 19/11, Phó Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh khẳng định rằng Mỹ không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Nga đang chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân trong xung đột tại Ukraine.
Ngày 19/11, Ukraine đã sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ viện trợ tấn công vào lãnh thổ nước Nga và cũng là ngày Nga mở rộng diện cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả theo học thuyết mới. Điều này đang dấy lên những nghi ngại về khả năng Nga sử dụng loại vũ khí này để tấn công Ukraine trong thời gian tới.
Ngày 18/11, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và thiết lập khu vực phi vũ khí hạt nhân ở Trung Đông.
Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp ngày 16/11 tại Lima (Peru), đã nhất trí rằng con người, chứ không phải trí tuệ nhân tạo (AI) là bên đưa ra quyết định về việc sử dụng vũ khí hạt nhân.