Từ lãng phí đến lãng quên hầm đường bộ

Được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để giúp người dân qua đường an toàn và nâng cao năng lực hạ tầng giao thông nhưng từ nhiều năm nay, nhiều hầm đường bộ ở Hà Nội đang bị xuống cấp và bị bỏ hoang phế. Nhiều hầm đường bộ thậm chí trở thành nơi để xe, để rác, nơi bán hàng...

Từ năm 2001 - 2007, Hà Nội đã hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng 20 hầm đường bộ tại các vị trí giao cắt giao thông trọng điểm của các tuyến đường như Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, ngã tư Kim Liên và Ngã Tư Sở. Các hầm này được đầu tư kinh phí xây dựng lên tới hàng trăm tỷ đồng để tạo điều kiện cho người đi bộ tham gia giao thông thuận lợi và an toàn, góp phần giải tỏa xung đột giao thông tại những điểm thường xuyên xảy ra tắc nghẽn.
 
Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng hầm đường bộ hiện rất bất cập. Nhiều hầm đường bộ trên các tuyến phố Phạm Hùng, Ngã Tư Sở… bị những người thiếu ý thức biến thành nơi bán trà đá, hoa quả, nơi tập kết, buôn bán vật liệu xây dựng, đồng nát... Nhiều hầm đường bộ còn bị chiếm dụng làm chỗ để xe, thậm chí chỗ đi vệ sinh... 
 
Với thực trạng sử dụng hầm đường bộ như trên, nhiều hầm đường bộ đã bị xuống cấp nghiêm trọng do gạch ốp tường và lối đi bị bong tróc, hệ thống đèn chiếu sáng của nhiều hầm bị phá hỏng. Tại hầm đường bộ Phạm Hùng (gần siêu thị Big C), khi phóng viên có mặt, trong hầm hết sức bẩn thỉu, mùi xú uế bốc lên khó chịu. Nhiều người dân cho biết, họ không dám "liều mình" đi qua, nhất là vào buổi tối vì khu vực này còn là nơi tụ tập của những thanh niên bất hảo.

Tại sao các hầm đường bộ được đầu tư rất tốn kém lại bị bỏ hoang trong khi người dân vẫn phải liều mình băng qua những đoạn đường đông đúc, tiềm ẩn nguy cơ mất tai nạn? Nguyên nhân là do người dân chưa quen sử dụng loại hình giao thông công cộng này hay việc quản lý, vận hành các hầm đường bộ này chưa đáp ứng được yêu cầu?... Những câu hỏi này cần được các ngành chức năng sớm giải đáp, tránh để tình trạng những công trình hạ tầng giao thông được đầu tư tiền tỷ rồi lại bị bỏ hoang một cách lãng phí!

Cổng hầm đường bộ Ngã Tư Sở-Tây Sơn thành nơi để ô tô của các hộ kinh doanh gần đó.


Cổng hầm Ngã Tư Sở - Trường Chinh trở thành nơi bán hàng của người dân.



Đèn sáng 24/24 giờ, nhưng vắng người đi bộ trong hầm Ngã Tư Sở.


Do vắng người đi bộ, hầm Ngã Tư Sở thành sân đá cầu.


Cám cảnh hầm đường bộ trên đường Phạm Hùng ngay cạnh cổng vào Trung tâm Hội nghị Quốc gia.


Hàng loạt cửa hầm đường bộ trên đường Phạm Hùng cửa đóng then cài hàng ngày.


Và bạt che rác vật liệu tạm bợ tại cổng hầm trên đường Phạm Hùng.


Nên trở thành chỗ trú mát cho người lao động.


Trong nhiều hầm rác vật liệu xây dựng vứt ngổn ngang.


Cửa mở để làm chỗ chờ cho xe máy và xe đạp.


Nên đèn dù sáng 24/24 giờ vẫn vắng bóng người đi.


Hầm trước bến xe Mỹ Đình đã được trưng dụng làm đủ thứ.


Cổng đối diện bến xe được đội ngũ xe ôm án ngữ chờ khách.


Cửa hầm trên đường Phạm Hùng mở nhưng chẳng ai đi vì đặt sai vị trí.


Hầm đường bộ Phạm Hùng - Cầu Giấy xây dựng dở dang, lại đặt ở nơi vắng vẻ ít người qua lại, bị bỏ hoang từ lâu.



Hai cổng hầm cạnh nhau bị bỏ hoang, được che chắn tạm bợ.


Hầm thành nơi chứa rác thải, trời mưa nắng, mùi xú uế nốc lên nồng nặc.


Không hiểu sao, cổng hầm vừa được lắp mới cửa sắt?



Tin, ảnh: Tiến Hiếu
Trên 5.000 tỷ đồng cho dự án hầm đường bộ Đèo Cả

Ngày 22/10 tại Hà Nội, đại diện Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) và Công ty CP Đầu tư Đèo Cả đã ký hợp đồng tín dụng tài trợ Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả - quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa theo hình thức BOT.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN