TP Hồ Chí Minh kiểm soát chặt nguồn gốc thịt lợn trước khi đưa ra thị trường

Để ngăn dịch tả lợn châu Phi xâm nhập vào TP Hồ Chí Minh, các cơ quan chức năng liên ngành Chi cục Thú y đã túc trực 24/24 tại các trạm kiểm dịch động vật, lò mổ, chợ đầu mối... thành phố, nhằm kiểm soát chặt nguồn gốc thịt lợn trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, cho biết mặc dù chưa phát hiện dịch tả lợn châu Phi, nhưng thành phố vẫn lo ngại việc vận chuyển lợn từ miền phía Bắc vào các tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ, sau đó hợp thức hóa nguồn gốc thông qua các vựa kinh doanh lợn sống hoặc giết mổ, rồi đưa về thành phố tiêu thụ. Vì vậy, để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi xâm nhập vào thành phố, nhân lực và tần suất kiểm tra dịch bệnh từ lợn được các cơ quan chức năng tăng cường, đồng thời tập trung tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông về dịch tả lợn châu Phi, khuyến cáo người dân lựa chọn thịt lợn "sạch", có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng....

Ghi nhận của phóng viên báo Tin tức về hình ảnh kiểm soát chặt nguồn gốc thịt lợn tại TP Hồ Chí Minh:

Chú thích ảnh
Lượng lợn sống từ các tỉnh đổ về TP Hồ Chí Minh qua cửa ngõ phía Đông cao điểm từ 16 giờ chiều đến 20 giờ 30 phút hàng ngày.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Cán bộ thú y tại Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức (cửa ngõ phía Đông) sẽ kiểm tra giấy tờ hành chính, niêm phong xe, số lượng lợn còn sống... khi xe chở lợn sống đi qua cửa ngõ vào thành phố giết mổ.
Chú thích ảnh
Tại các lò mổ như Xuyên Á, An Hạ... lợn còn sống được giết mổ và làm thịt sạch sẽ trước khi đi về chợ đầu mối.

 

Chú thích ảnh
Mọi hoạt động giết mổ lợn sống tại TP Hồ Chí Minh đa số đều diễn ra vào ban đêm nên cán bộ thú y, kiểm dịch cũng phải làm việc vào ban đêm.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Trong quá trình giết mổ, cán bộ thú y phải có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ thân thịt, kiểm tra đầu lòng, các hạch mạch huyết để phát hiện các dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm hoặc các vết bầm, vết xuất huyết trong quá trình vận chuyển.
Chú thích ảnh
Cán bộ thú y tra thông tin tại vòng truy xuất đeo ở chân con lợn đã được làm sạch.
Chú thích ảnh
Chỉ sau vài giây, các thông tin về lò mổ sẽ được nhập trên hệ thống. Theo đó, khi lợn giết mổ về đến chợ, người mua có thể quét mã kiểm tra toàn bộ thông tin, từ nơi chăn nuôi, quy trình vận chuyển, giết thịt, cơ sở giết mổ...của một con lợn.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Sau khi kiểm tra xong, các thân thịt nào đạt yêu cầu sẽ được cán bộ thú y đóng dấu kiểm soát giết mổ và đưa lợn lên xe lạnh, niêm phong cho di chuyển về chợ đầu mối.
Chú thích ảnh
Thịt lợn sau khi được đóng dấu đạt chuẩn ở lò mổ sẽ được đem về hai chợ đầu mối Hóc Môn và Bình Điền treo bán.
Chú thích ảnh
Tại chợ đầu mối, các cơ quan liên ngành tiếp tục phối hợp kiểm tra nguồn gốc, chất lượng thịt lợn trước khi bày bán tại chợ đầu mối.
Chú thích ảnh
Khi về chợ đầu mối, thịt lợn sau khi qua nhiều khâu kiểm tra sẽ được chia nhỏ để bày cho các tiểu thương tại chợ truyền thống đem đi tiêu thụ.

 

Tin, ảnh: M.Linh - H.Tuyết/Báo Tin tức
Bộ Công Thương họp khẩn với Tổng cục Quản lý thị trường về dịch tả lợn châu Phi
Bộ Công Thương họp khẩn với Tổng cục Quản lý thị trường về dịch tả lợn châu Phi

Trước thực trạng dịch tả lợn châu Phi đang có nguy cơ lây lan trên diện rộng, chiều 14/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã có cuộc họp khẩn với Tổng cục Quản lý thị trường và các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương nhằm triển khai những giải pháp cấp bách tránh tác động đến đời sống tiêu dùng cũng như tâm lý của người dân, doanh nghiệp.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN