EIU: Mỹ, Australia, Canada và Hàn Quốc đi đầu trong việc ứng phó với tỷ lệ dân số già gia tăng

HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC – Media OutReach – Nhiều người đang sống trong tuổi già hơn bao giờ hết. Năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã dự đoán đến năm 2020 sẽ có nhiều người trên 60 tuổi hơn trẻ em dưới 5 tuổi.

Dự đoán này đang đi đúng hướng và số lượng người cao tuổi tiếp tục có xu hướng tăng. Điều này đã tạo ra những thách thức trong việc cung cấp các dịch vụ y tế và xã hội để phục vụ tầng lớp người già và nhiều chính phủ trên thế giới đã tỏ ra khá chậm chạp trong việc phản ứng, đối phó với vấn đề này. Các ưu tiên hiện đang chuyển từ việc chỉ giải quyết vấn đề sức khỏe của người già, sang cách các xã hội có thể tối đa hóa cơ hội này và cung cấp các môi trường toàn diện, hiệu quả hơn cho người cao tuổi.

Báo cáo của The Economist Intelligence Unit (Đơn vị Tình báo Kinh tế) có tựa đề “Scaling Healthy ageing, Inclusive environments and Financial security Today” (SHIFT) Index“ (tạm dịch: Việc lập tỷ lệ lão hóa một cách lành mạnh, môi trường hòa nhập và an ninh tài chính hiện nay” Chỉ số (SHIFT)”, một phân tích mang tính kiểm chuẩn về các xã hội già hóa. Chỉ số SHIFT kiểm chuẩn đối với một bộ các thực hành hàng đầu cấp quốc gia trong việc tạo ra một môi trường cho phép hỗ trợ việc kéo dài tuổi thọ và lão hóa lành mạnh cho các xã hội ở 19 quốc gia thuộc nhóm G20 (gồm 19 nền kinh tế lớn nhất thế giới và Liên minh châu Âu – EU). Chỉ số SHIFT nắm bắt các biến số đa yếu tố tác động đến lão hóa qua 3 lĩnh vực: hệ thống chăm sóc sức khỏe và xã hội thích ứng; cơ hội kinh tế dễ tiếp cận; và các cấu trúc xã hội bao trùm và các định chế.

Báo cáo nghiên cứu cho thấy rằng, không có quốc gia G20 nào được chuẩn bị đầy đủ để hỗ trợ người già khỏe mạnh, an toàn về tài chính, kết nối xã hội. Mỹ, Australia, Canada và Hàn Quốc xếp hạng cao nhất trong chỉ số của EIU với điểm số xung quanh mức 70 trên thang điểm 100. Nhìn rộng ra, những quốc gia này có tỷ lệ người trên 50 tuổi cao hơn – bao gồm 3 quốc gia có thứ hạng cao nhất cộng với Hàn Quốc, Đức, Pháp và Nhật Bản – đang thực hiện nhiều công việc để tạo môi trường hòa nhập. Các quốc gia giàu có có thể dễ dàng đáp ứng hơn, nhưng sự giàu có không phải là điều kiện tiên quyết để cung cấp các môi trường có tính hỗ trợ cao. Các hệ thống y tế ghi điểm tốt nhất có xu hướng là các quốc gia có thu nhập cao, nhưng Brazil có mức thu nhập trung bình cao và Indonesia có mức thu nhập trung bình thấp cũng đang nỗ lực cải thiện các hệ thống y tế.

Nhìn chung, các nước G20 hoạt động tốt nhất trong việc cung cấp các hệ thống chăm sóc sức khỏe thích ứng và tệ nhất trong việc cung cấp các cấu trúc xã hội bao trùm và các định chế. Thực tế này cho thấy, các quốc gia vẫn còn nhiều việc phải làm để dịch chuyển trọng tâm sang xây dựng xã hội thân thiện hơn với người già, khi họ ngày càng già đi. Các quốc gia cũng cần phải cải thiện trong việc cung cấp các cơ hội kinh tế dễ tiếp cận hơn cho người lao động lớn tuổi.

Mặc dù đã có những tiến bộ rõ ràng, song các chính phủ vẫn còn phải làm nhiều việc hơn để đảm bảo hệ thống y tế của họ thích ứng với nhu cầu của người già khi họ già đi, đồng thời thúc đẩy hòa nhập và đảm bảo an ninh kinh tế cá nhân. Rào cản chính để giải quyết vấn đề này là tình trạng thiếu sự thu thập dữ liệu tổng hợp liên quan đến người già của các chính phủ trong các lĩnh vực như chuyên gia y tế về lão khoa, mức độ cô lập và cô đơn cũng như sức khỏe tâm thần.

Chỉ số SHIFT cho thấy, một số lĩnh vực ưu tiên có thể tạo thành cơ sở của các phản ứng chính sách để phát triển các xã hội dễ tiếp cận và toàn diện hơn cho người già:

Thu thập dữ liệu tốt hơn: Các quốc gia nên thu thập và công bố dữ liệu kinh tế và sức khỏe phân tách theo độ tuổi hàng năm để các nhà hoạch định chính sách có thể phát triển các chương trình và chính sách dựa trên bằng chứng.

Giải quyết vấn đề nghèo đói ở người già: Một số người cao tuổi chọn làm việc lâu hơn, những người khác thì buộc phải làm việc. Chính phủ có thể đảm bảo sức khỏe tài chính và an ninh của người cao tuổi bằng cách tạo ra môi trường làm việc toàn diện hơn. Điều này bắt đầu với việc loại bỏ các rào cản để người già có thể làm việc lâu hơn ở một số thị trường, lĩnh vực.

Ngăn chặn khủng hoảng chăm sóc ở người cao tuổi: Việc cung cấp dịch vụ chăm sóc cho người cao tuổi – cả chính thức lẫn không chính thức – và khả năng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc dài hạn là chưa được xác định rõ ràng và là một lĩnh vực cần được tiếp tục nghiên cứu thêm.

Tạo điều kiện để ý kiến của những người lớn tuổi được lắng nghe: Quan điểm và nhu cầu của người già không được thu thập thường xuyên và không được thể hiện tốt trong tham vấn chính sách.
Giải quyết tình trạng phân biệt đối xử liên quan đến tuổi tác: Rất ít quốc gia phân loại phân biệt tuổi tác là tội phạm, ngoài lĩnh vực việc làm. Chống phân biệt đối xử cũng như lạm dụng thể chất, cảm xúc và tài chính của người cao tuổi sẽ khuyến khích sự gắn kết xã hội lớn hơn qua các thế hệ.

Hỗ trợ đào tạo và nâng cao trình độ của người cao tuổi: Hỗ trợ người già có các kỹ năng và trợ giúp cần thiết để điều hướng các hệ thống chăm sóc sức khỏe và xã hội ngày càng phức tạp và số hóa nên là một lĩnh vực trọng tâm.

Ông Jesse Quigley Jones, biên tập viên điều hành của EIU và tham gia biên tập báo cáo này, cho biết: “Những thách thức mà dân số già đối với các nền kinh tế và hệ thống y tế đã được hiểu từ lâu, nhưng việc cung cấp các môi trường hỗ trợ, toàn diện cho người già vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức. Mặc dù sự giàu có đã trở thành một chủ đề trong Chỉ số SHIFT như là một yếu tố góp phần vào các chỉ số lão hóa lành mạnh, nhưng đó không nhất thiết là điều kiện tiên quyết để cung cấp các môi trường hỗ trợ. Các quốc gia có thu nhập thấp hơn có thể thực hiện các biện pháp chi phí thấp để cải thiện các xã hội già hóa, chẳng hạn như ban hành các chính sách môi trường làm việc hòa nhập và thúc đẩy hòa nhập và tạo điều kiện cho môi trường xã hội”.

Ông Jesse Quigley Jones cho biết thêm: “Với những người già, đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi sức khỏe và tác động xã hội của đại dịch COVID-19, thì điều quan trọng hơn bao giờ hết là người già có được cuộc sống độc lập, khỏe mạnh càng lâu càng tốt và tránh sự cần thiết phải chăm sóc đặc biệt. Mặc dù dữ liệu của chúng tôi được thu thập trước khi nổ ra đại dịch COVID-19, song các ưu tiên được xác định trong báo cáo hiện được đưa ra ánh sáng một cách sắc nét hơn và có thể đóng vai trò như một lời cảnh tỉnh cho các chính phủ trên toàn cầu về việc cung cấp các môi trường có thể thích ứng, có thể dễ dàng tiếp cận”.

Để có sách trắng, tài liệu infographic và chỉ số, hãy truy cập ageingshift.economist.com.

Thông tin về Báo cáo nghiên cứu

Báo cáo Shifting demographics: a global study on inclusive ageing (tạm dịch: Sự dịch chuyển nhân khẩu học: một nghiên cứu toàn cầu về lão hóa bao trùm) là một báo cáo do EIU thực hiện, được hỗ trợ bởi Amgen. Báo cáo xem xét các nỗ lực chính sách nhằm giải quyết tình trạng lão hóa một cách tích cực và toàn diện ở 19 quốc gia dựa trên chỉ số đầu tiên đánh giá hiệu suất của mỗi quốc gia, thông qua dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể tiếp cận với giá cả phải chăng, kết nối xã hội giữa người lớn tuổi; các chính sách và thực hành an ninh tài chính.

Chỉ số Scaling Healthy ageing, Inclusive environments and Financial security Today” (SHIFT) và chương trình nghiên cứu liên quan có kết quả làm cơ sở cho báo cáo này đã được thông báo bởi nghiên cứu sâu rộng và được hướng dẫn bởi một hội đồng chuyên gia quốc tế đến từ các học viện, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các tổ chức tài chính quốc tế.

19 quốc gia sau đây (thuộc G20 và không bao gồm EU) trong phân tích này gồm Argentina, Australia, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italia, Nhật Bản, Mexico, Nga, Saudi Arabia, Nam Phi, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ. Các quốc gia này được chọn để đại diện rộng rãi cho thế giới: chiếm khoảng 65% dân số và 75% GDP toàn cầu.

Thông tin về The Economist Intelligence Unit – EIU

The Economist Intelligence Unit – EIU (Đơn vị Tình báo Kinh tế) là đơn vị hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tình báo kinh doanh toàn cầu. Đây là Bộ phận hoạt động theo mô hình doanh nghiệp với doanh nghiệp (business-to-business – B2B) của The Economist Group, nơi xuất bản tạp chí The Economist rất có uy tín trên thế giới. EIU giúp các nhà điều hành đưa ra quyết định tốt hơn, bằng cách cung cấp phân tích một cách kịp thời, đáng tin cậy và khách quan về xu hướng thị trường và chiến lược kinh doanh trên toàn thế giới.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập www.eiu.com hay  www.twitter.com/theeiu

Thông tin về Amgen

Amgen cam kết tập trung khai thác tiềm năng sinh học cho những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, bằng cách khám phá, phát triển, sản xuất và đưa ra phương pháp trị liệu sáng tạo cho con người. Cách tiếp cận này bắt đầu bằng việc sử dụng các công cụ như di truyền học tiên tiến của con người để làm sáng tỏ sự phức tạp của bệnh tật và hiểu các nguyên tắc cơ bản của sinh học con người.

Amgen tập trung vào các lĩnh vực có nhu cầu y tế chưa được đáp ứng cao, và tận dụng chuyên môn của mình để cố gắng tìm giải pháp cải thiện kết quả sức khỏe và cải thiện đáng kể cuộc sống của mọi người. Là đơn vị tiên phong về công nghệ sinh học từ năm 1980, Amgen đã trở thành một trong những công ty công nghệ sinh học độc lập hàng đầu thế giới, đã tiếp cận hàng triệu bệnh nhân trên khắp thế giới và đang phát triển một hệ thống các loại thuốc có tiềm năng điều trị.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập www.amgen.com hay www.twitter.com/amgen.

Media OutReach Corporate News
Gần 1/4 dân số Sudan đang phải đối mặt với tình trạng thiếu đói
Gần 1/4 dân số Sudan đang phải đối mặt với tình trạng thiếu đói

Gần 1/4 dân số Sudan, tương đương 9,6 triệu người, đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực, tăng 65% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là mức cao nhất từng được ghi nhận kể từ khi các phân tích về an ninh lương thực được thực hiện tại nước này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN